Trong xã hội dân chủ, chính quyền là để phụng sự nhân dân. Việc gì có lợi cho dân, chính quyền phải kiên quyết làm, việc gì có hại cho dân phải kiên quyết tránh. Để làm được điều đó, bộ máy công quyền phải được thiết kế trên cơ sở tư tưởng trọng dân. Cơ chế vận hành của bộ máy cũng phải được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật cụ thể trên tinh thần mang lại càng nhiều lợi ích cho dân càng tốt.
Trong nhiều năm qua, bộ máy công quyền ở Việt Nam vẫn chưa thực sự vận hành theo tư tưởng trọng dân. Cán bộ quan chức nhà nước chưa thực sự là "công bộc" của dân. Người dân mỗi khi có việc đến "cửa quan" là bị "hành" đến khổ sở bởi những thủ tục vô lý, rườm rà, thái độ vô cảm và nhũng nhiễu của hầu hết công chức nhà nước. Gần đây, để khắc phục tình trạng này, chính phủ đã xúc tiến nhiều chương trình, dự án cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt phiền hà, khổ sở cho dân mỗi khi có dịp phải cần đến cơ quan hành chính nhà nước. Chương trình đã triển khai, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, vài nơi được coi là trọng điểm nhưng thực tế hiệu quả chưa được như mong muốn. Tinh thần trọng dân và phụng sự nhân dân của bộ máy chính quyền vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Cụ thể là trong bộ máy công quyền hiện nay không ít quan chức vẫn còn thói quen lấy mình làm trọng chứ không coi dân làm trọng. Khi đưa ra những cải cách hầu giảm bớt nổi khổ cho dân bởi các quy định hành chính rườm rà và lạc hậu vẫn còn không ít ý kiến ngại khó hoặc nại lý do bộ máy chính quyền còn chưa đáp ứng được các điều kiện của yêu cầu đổi mới. Chẳng hạn như khi thảo luận về dự án Luật trưng cầu ý dân có ý kiến cho rằng không nên xem xét việc lấy chữ ký của dân như là một điều kiện để tổ chức trưng cầu ý dân. Lý do là hiện nay điều kiện khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa đủ khả năng để kiểm soát được chữ ký thật hay chữ ký giả trong các cuộc vận động lớn như vậy. Hay như gần đây khi Quốc hội thảo luận về việc nên hay không bỏ cơ chế quản lý con người bằng hộ khẩu lại có ý kiến cho rằng nếu bỏ hộ khẩu thì không quản lý được cử tri, không thể bầu được đại biểu Quốc hội.
Trưng cầu ý dân hay quyền tự do đi lại và cư trú vốn đã được ghi trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Đó là những quyền cơ bản mà nhân dân của một đất nước tự do, dân chủ đáng được hưởng. Không thể viện dẫn lý do về mặt kỹ thuật để phủ nhận những quyền cơ bản và chính đáng của dân bằng những biện pháp hành chính xơ cứng, cổ hủ theo thói quen của nhiều năm qua. Nếu như hiện nay nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa có khả năng để thẩm định chữ ký của dân trong các cuộc vận động lớn thì tại sao những người có trách nhiệm không mau chóng nâng cấp trình độ, khả năng của lực lượng này? Tại sao rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật khác của thế giới Việt Nam có khả năng tiếp thu ngay lập tức còn việc thẩm định chữ ký thì lại không thể? Có phải tại vì vẫn còn những người có trách nhiệm quá coi thường quyền lợi của dân và chỉ muốn đơn giản hoá công việc của chính bản thân mình cũng như của một nhóm lợi ích xung quanh mình.
Ai cũng biết việc quản lý con người bằng sổ hộ khẩu là biểu hiện của sự lạc hậu, trì trệ của bộ máy công quyền. Quản lý kiểu này dễ cho cơ quan chức năng của nhà nước nhưng lại gây trăm ngàn khó khăn cho nhân dân, hạn chế quyền tự do cư trú của dân, chưa kể còn là nguyên nhân, điều kiện cho tiêu cực phát triển làm tha hóa bộ máy nhà nước. Trên thực tế, quản lý bằng hộ khẩu như hiện nay vẫn không thể nắm chắc được người dân đang làm gì, ở đâu, càng không thể quản lý được tội phạm. Các nhà chức trách cũng nên biết rằng trên thế giới hiện chỉ còn vài nước quản lý con người bằng hộ khẩu và đó là những quốc gia được coi là kém phát triển. Càng không thể chấp nhận lý do bỏ hộ khẩu thì không bầu cử được đại biểu Quốc hội vì trên thế giới các nước không quản lý nhân dân bằng hộ khẩu vẫn có quốc hội và quốc hội của họ vẫn hoạt động tốt mang lại lợi ích cho dân cho nước như ai.
Có lẽ các nhà chức trách cần phải thay đổi một thói quen đã từng ngự trị và làm xơ cứng tư duy của họ: cái gì quản lý không được thì cấm đoán. Thật là tiện lợi cho những người chỉ biết nghĩ đến lợi ích và quyền lợi của mình. Thế nhưng thái độ đó đi ngược lại với tinh thần trọng dân vốn là nguyên tắc của một xã hội dân chủ. Có lẽ đã đến lúc cần phải xác lập một thói quen mới trong tư duy của những nhà cầm quyền rằng: họ có trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm tất cả mọi việc cần làm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân đã được Hiến pháp công nhận. Vì đó chính là công việc mà nhân dân giao phó cho họ cùng với các lợi ích và quyền hạn tương xứng. Họ cần phải tỏ ra xứng đáng với niềm tin của nhân dân trong việc thực thi chức trách của mình. Đó chính là thái độ trọng dân rõ ràng và thuyết phục nhất.
25-8-2006
Trong nhiều năm qua, bộ máy công quyền ở Việt Nam vẫn chưa thực sự vận hành theo tư tưởng trọng dân. Cán bộ quan chức nhà nước chưa thực sự là "công bộc" của dân. Người dân mỗi khi có việc đến "cửa quan" là bị "hành" đến khổ sở bởi những thủ tục vô lý, rườm rà, thái độ vô cảm và nhũng nhiễu của hầu hết công chức nhà nước. Gần đây, để khắc phục tình trạng này, chính phủ đã xúc tiến nhiều chương trình, dự án cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt phiền hà, khổ sở cho dân mỗi khi có dịp phải cần đến cơ quan hành chính nhà nước. Chương trình đã triển khai, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, vài nơi được coi là trọng điểm nhưng thực tế hiệu quả chưa được như mong muốn. Tinh thần trọng dân và phụng sự nhân dân của bộ máy chính quyền vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Cụ thể là trong bộ máy công quyền hiện nay không ít quan chức vẫn còn thói quen lấy mình làm trọng chứ không coi dân làm trọng. Khi đưa ra những cải cách hầu giảm bớt nổi khổ cho dân bởi các quy định hành chính rườm rà và lạc hậu vẫn còn không ít ý kiến ngại khó hoặc nại lý do bộ máy chính quyền còn chưa đáp ứng được các điều kiện của yêu cầu đổi mới. Chẳng hạn như khi thảo luận về dự án Luật trưng cầu ý dân có ý kiến cho rằng không nên xem xét việc lấy chữ ký của dân như là một điều kiện để tổ chức trưng cầu ý dân. Lý do là hiện nay điều kiện khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa đủ khả năng để kiểm soát được chữ ký thật hay chữ ký giả trong các cuộc vận động lớn như vậy. Hay như gần đây khi Quốc hội thảo luận về việc nên hay không bỏ cơ chế quản lý con người bằng hộ khẩu lại có ý kiến cho rằng nếu bỏ hộ khẩu thì không quản lý được cử tri, không thể bầu được đại biểu Quốc hội.
Trưng cầu ý dân hay quyền tự do đi lại và cư trú vốn đã được ghi trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Đó là những quyền cơ bản mà nhân dân của một đất nước tự do, dân chủ đáng được hưởng. Không thể viện dẫn lý do về mặt kỹ thuật để phủ nhận những quyền cơ bản và chính đáng của dân bằng những biện pháp hành chính xơ cứng, cổ hủ theo thói quen của nhiều năm qua. Nếu như hiện nay nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa có khả năng để thẩm định chữ ký của dân trong các cuộc vận động lớn thì tại sao những người có trách nhiệm không mau chóng nâng cấp trình độ, khả năng của lực lượng này? Tại sao rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật khác của thế giới Việt Nam có khả năng tiếp thu ngay lập tức còn việc thẩm định chữ ký thì lại không thể? Có phải tại vì vẫn còn những người có trách nhiệm quá coi thường quyền lợi của dân và chỉ muốn đơn giản hoá công việc của chính bản thân mình cũng như của một nhóm lợi ích xung quanh mình.
Ai cũng biết việc quản lý con người bằng sổ hộ khẩu là biểu hiện của sự lạc hậu, trì trệ của bộ máy công quyền. Quản lý kiểu này dễ cho cơ quan chức năng của nhà nước nhưng lại gây trăm ngàn khó khăn cho nhân dân, hạn chế quyền tự do cư trú của dân, chưa kể còn là nguyên nhân, điều kiện cho tiêu cực phát triển làm tha hóa bộ máy nhà nước. Trên thực tế, quản lý bằng hộ khẩu như hiện nay vẫn không thể nắm chắc được người dân đang làm gì, ở đâu, càng không thể quản lý được tội phạm. Các nhà chức trách cũng nên biết rằng trên thế giới hiện chỉ còn vài nước quản lý con người bằng hộ khẩu và đó là những quốc gia được coi là kém phát triển. Càng không thể chấp nhận lý do bỏ hộ khẩu thì không bầu cử được đại biểu Quốc hội vì trên thế giới các nước không quản lý nhân dân bằng hộ khẩu vẫn có quốc hội và quốc hội của họ vẫn hoạt động tốt mang lại lợi ích cho dân cho nước như ai.
Có lẽ các nhà chức trách cần phải thay đổi một thói quen đã từng ngự trị và làm xơ cứng tư duy của họ: cái gì quản lý không được thì cấm đoán. Thật là tiện lợi cho những người chỉ biết nghĩ đến lợi ích và quyền lợi của mình. Thế nhưng thái độ đó đi ngược lại với tinh thần trọng dân vốn là nguyên tắc của một xã hội dân chủ. Có lẽ đã đến lúc cần phải xác lập một thói quen mới trong tư duy của những nhà cầm quyền rằng: họ có trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm tất cả mọi việc cần làm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân đã được Hiến pháp công nhận. Vì đó chính là công việc mà nhân dân giao phó cho họ cùng với các lợi ích và quyền hạn tương xứng. Họ cần phải tỏ ra xứng đáng với niềm tin của nhân dân trong việc thực thi chức trách của mình. Đó chính là thái độ trọng dân rõ ràng và thuyết phục nhất.
25-8-2006
No comments:
Post a Comment