Lịch sử đã sang trang. Các nhà viết sử sẽ phải ghi vào trang mới dòng chữ "Việt Nam thời kỳ hậu WTO". Kể từ đây người Việt thực sự bắt đầu một cuộc chơi mới. Cuộc chơi mà họ đã dày công chuẩn bị trong suốt hai mươi năm qua. Thành quả xứng đáng của sự nổ lực không ngừng là đã đưa vị thế nước Việt Nam trở nên bình đẳng với các nền kinh tế hùng mạnh nhất hành tinh. Có thể ngay bây giờ Việt Nam chưa mạnh, nhưng Việt Nam đã thực sự đặt chân vào một sân chơi bình đẳng được tôn trọng bởi các cam kết toàn cầu.
Ra biển lớn, có nhiều cơ hội để đi xa hơn, nhưng dĩ nhiên cũng không thể tránh khỏi gió to và bão dữ. Cạnh tranh và cạnh tranh quyết liệt là điều tất yếu phải đến không chỉ với mọi doanh nghiệp mà còn là thực tế với mọi người, mọi thành phần dân cư trong xã hội Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Trên bình diện quốc tế, đó còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà nước với nhau.
Tuy nhiên, điều đáng lo không phải là sự cọ sát trên thương trường vì đó là chuyện đương nhiên, mà là sự tự vượt lên chính mình để tồn tại và phát triển. Nhằm mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh cho mỗi thành viên trong xã hội, Chính phủ cần có quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường với chi phí thấp, một nền hành chính hỗ trợ dân và vì dân mà phục vụ. Điều đó cũng phù hợp với tinh thần của WTO, phải chấp nhận các chuẩn mực mang tính quốc tế trong lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân. Các hoạt động của chính phủ cần phải được thiết kế theo xu hướng công khai, minh bạch và ngày càng thu hút sự tham gia phản biện, giám sát của công chúng. Việc làm này có thể sẽ "đụng chạm" đến một số nhỏ những cá nhân có quyền lực hay một số doanh nghiệp "thân hữu" quen thói hưởng thụ đặc quyền đặc lợi, luồn lách để kiếm lợi nhuận mà không đóng góp được gì cho sự tiến bộ của xã hội. Nhưng nếu Chính phủ không mạnh tay cắt bỏ thì đây rõ ràng sẽ là gánh nặng đáng kể cho những thành viên lành mạnh khác và điều đó tất yếu dẫn đến sự suy giảm khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Vượt lên chính mình còn đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực dồi dào và đủ khả năng làm việc trong các tổ chức xuyên quốc gia. Điều đó đặt gánh nặng trên vai ngành giáo dục Việt Nam, vốn đang loay hoay tìm cách khắc phục các tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đây cũng chính là cơ hội và cũng là thử thách cho giáo dục Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Chính sách cho giáo dục cần phải mở cửa và tự chủ hơn bao giờ hết giúp cho giới trẻ Việt Nam có khả năng lựa chọn các cơ hội đang ngày một nhiều hơn hầu có điều kiện vươn xa hơn trong học tập và sáng tạo, cũng như có thể vượt qua các rào cản của thành kiến và quan niệm lỗi thời một cách dễ dàng hơn. Không thể phủ nhận một thực tế trên thương trường thế giới ngày nay sản phẩm càng có nhiều hàm lượng chất xám càng có giá trị cao. Muốn có sản phẩm có giá trị cao, đồng nghĩa với tính cạnh tranh cao không có con đường nào khác hơn là phải đầu tư thích đáng cho một nền kinh tế tri thức. Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết một quốc gia muốn trở nên hùng mạnh phải lấy sự học làm căn bản. Bởi vì nguồn lực đáng giá nhất và mãi mãi không vơi cạn đó là nguồn lực con người. Vấn đề của chúng ta là vào WTO phải đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho mỗi con người, mỗi thành viên của cộng đồng đều có cơ hội bình đẳng và công khai phát triển hoàn hảo nhất những khả năng trí tuệ và phẩm chất con người của mình
Một chính sách không bỏ rơi con người, đặc biệt là những người nghèo sẽ giúp Việt Nam tham gia vào WTO một cách tự tin và sẽ tiến những bước vững chắc vươn tới sự thịnh vượng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "sánh vai các cường quốc năm châu" trong một ngày gần đây.
Ra biển lớn, có nhiều cơ hội để đi xa hơn, nhưng dĩ nhiên cũng không thể tránh khỏi gió to và bão dữ. Cạnh tranh và cạnh tranh quyết liệt là điều tất yếu phải đến không chỉ với mọi doanh nghiệp mà còn là thực tế với mọi người, mọi thành phần dân cư trong xã hội Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Trên bình diện quốc tế, đó còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà nước với nhau.
Tuy nhiên, điều đáng lo không phải là sự cọ sát trên thương trường vì đó là chuyện đương nhiên, mà là sự tự vượt lên chính mình để tồn tại và phát triển. Nhằm mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh cho mỗi thành viên trong xã hội, Chính phủ cần có quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường với chi phí thấp, một nền hành chính hỗ trợ dân và vì dân mà phục vụ. Điều đó cũng phù hợp với tinh thần của WTO, phải chấp nhận các chuẩn mực mang tính quốc tế trong lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân. Các hoạt động của chính phủ cần phải được thiết kế theo xu hướng công khai, minh bạch và ngày càng thu hút sự tham gia phản biện, giám sát của công chúng. Việc làm này có thể sẽ "đụng chạm" đến một số nhỏ những cá nhân có quyền lực hay một số doanh nghiệp "thân hữu" quen thói hưởng thụ đặc quyền đặc lợi, luồn lách để kiếm lợi nhuận mà không đóng góp được gì cho sự tiến bộ của xã hội. Nhưng nếu Chính phủ không mạnh tay cắt bỏ thì đây rõ ràng sẽ là gánh nặng đáng kể cho những thành viên lành mạnh khác và điều đó tất yếu dẫn đến sự suy giảm khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Vượt lên chính mình còn đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực dồi dào và đủ khả năng làm việc trong các tổ chức xuyên quốc gia. Điều đó đặt gánh nặng trên vai ngành giáo dục Việt Nam, vốn đang loay hoay tìm cách khắc phục các tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đây cũng chính là cơ hội và cũng là thử thách cho giáo dục Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Chính sách cho giáo dục cần phải mở cửa và tự chủ hơn bao giờ hết giúp cho giới trẻ Việt Nam có khả năng lựa chọn các cơ hội đang ngày một nhiều hơn hầu có điều kiện vươn xa hơn trong học tập và sáng tạo, cũng như có thể vượt qua các rào cản của thành kiến và quan niệm lỗi thời một cách dễ dàng hơn. Không thể phủ nhận một thực tế trên thương trường thế giới ngày nay sản phẩm càng có nhiều hàm lượng chất xám càng có giá trị cao. Muốn có sản phẩm có giá trị cao, đồng nghĩa với tính cạnh tranh cao không có con đường nào khác hơn là phải đầu tư thích đáng cho một nền kinh tế tri thức. Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết một quốc gia muốn trở nên hùng mạnh phải lấy sự học làm căn bản. Bởi vì nguồn lực đáng giá nhất và mãi mãi không vơi cạn đó là nguồn lực con người. Vấn đề của chúng ta là vào WTO phải đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho mỗi con người, mỗi thành viên của cộng đồng đều có cơ hội bình đẳng và công khai phát triển hoàn hảo nhất những khả năng trí tuệ và phẩm chất con người của mình
Một chính sách không bỏ rơi con người, đặc biệt là những người nghèo sẽ giúp Việt Nam tham gia vào WTO một cách tự tin và sẽ tiến những bước vững chắc vươn tới sự thịnh vượng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "sánh vai các cường quốc năm châu" trong một ngày gần đây.
10-11-2006
No comments:
Post a Comment