Muốn chống tham nhũng có hiệu quả phải biết dựa vào dân. Muốn dựa vào dân có hiệu quả, phải có cơ chế để “dân có thể mở mồm ra nói”. Lâu nay, vai trò giám sát các hoạt động công quyền của dân thực sự rất mờ nhạt, rất hình thức vì chưa có một cơ chế giám sát được cụ thể hoá từ các quy định của pháp luật. Họa hoằn lắm mới có một vài vụ do tiêu cực kéo dài trong khi thực hiện một số dự án, có khiếu nại, tố cáo của cư dân địa phương, trước áp lực mạnh mẽ của công luận, chính quyền sở tại mới chịu để cho nhân dân tham gia giám sát
Trong khi đó, các quyền được thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương của công dân đã được quy định rất rõ trong Hiến pháp. Trên cơ sở các quy chuẩn pháp luật nền tảng này, hoạt động của cơ quan công quyền cần thiết phải được xây dựng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và nhất thiết phải có quy chế thông tin định kỳ cho mọi người dân được biết. Như vậy, các quy định về chế độ bảo mật cũng cần thiết phải được cân nhắc để tránh tình trạng lạm dụng hạn chế quyền được thông tin của người dân. Một khi người dân có đủ thông tin, có cơ chế để tham gia thảo luận, phản biện và giám sát các hoạt động của bộ máy công quyền khi đó mới có thể phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia chống tham nhũng, lãng phí - một loại “giặc nội xâm” có nguy cơ làm suy yếu đất nước.
Trong thời gian qua, nhiều tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam cũng đã bắt đầu lưu ý đến việc lấy ý kiến nhân dân cho một số chính sách và hoạt động của mình. Đó là một tín hiệu tốt, song việc làm đó còn tùy thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan của các tổ chức riêng rẽ chứ chưa được thực hiện như là một quy định của pháp luật nhằm khẳng định rõ ý nguyện của toàn dân trước các vấn đề quốc kế dân sinh đại sự. Ý kiến của nhân dân trong các cuộc góp ý như trên cũng chưa thực sự trở thành một mệnh lệnh có tính chất pháp lý để nhà chức trách buộc phải tuân theo. Vì vậy, để khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương của dân cần thiết phải xây dựng một bộ luật về trưng cầu ý dân. Cần phải có những quy định cụ thể về việc phải đưa một vấn đề ra trưng cầu ý dân như thế nào và kết quả của cuộc trưng cầu ý dân đó được xem như là mệnh lệnh của nhân dân đòi hỏi bộ máy công quyền có trách nhiệm phải thi hành.
Chống tham những, lãng phí trong hoạt động của bộ máy công quyền là một yêu cầu hết sức bức xúc và cũng rất nhạy cảm hiện nay nên càng không thể thiếu vắng vai trò giám sát chặt chẽ và toàn diện của nhân dân. Độc quyền trong mọi lĩnh vực đều đưa đến một hậu quả không tốt. Nhiều hành vi trục lợi, thu vén siêu lợi nhuận, lộng quyền…đều xuất phát từ những dịch vụ độc quyền như điện lực, viễn thông, dầu khí, hàng không, cấp nước…Cho nên, chống tham nhũng và lãng phí cũng không nên là lĩnh vực “độc quyền” của bộ máy công quyền. Các tổ chức chống tham nhũng và lãng phí nên hạn chế tới mức thấp nhất sự hiện diện của các quan chức đầu ngành kiêm nhiệm. Cần phải tăng cường tính chuyên nghiệp và vai trò độc lập của các cơ quan, các ban chỉ đạo chống tham nhũng bằng cách mở cửa tuyển chọn các viên chức thực sự có năng lực và phẩm chất. Tạo ra các cơ chế cho báo chí, cho các tổ chức xã hội, quần chúng tham gia một cách thực sự vào các cơ quan chống tham nhũng.
Cũng cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và cơ chế “bất thành văn” trong việc xử lý những quan chức là đảng viên có hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật. Cách hành xử lâu nay của tổ chức đảng và cơ quan công quyền khiến nhân dân vô tình nghĩ rằng trên thực tế đang tồn tại hai hệ thống luật pháp. Một luật pháp dành cho dân và một luật pháp dành cho một số quan chức đảng viên. Trong khi Hiến pháp khẳng định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52, Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992). Việc xử lý kỷ luật đảng viên của tổ chức đảng là bình thường song đừng để quy trình này gây ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật có liên quan tới cán bộ công chức là đảng viên khiến cho dân cảm thấy có sự phân biệt đối xử và còn tồn tại đâu đó những “vùng cấm”. Với tinh thần tiên phong trong đổi mới và thượng tôn pháp luật, nhân dân tin rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ mau chóng có những quy định mới thích hợp hơn về việc này.
Trong khi đó, các quyền được thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương của công dân đã được quy định rất rõ trong Hiến pháp. Trên cơ sở các quy chuẩn pháp luật nền tảng này, hoạt động của cơ quan công quyền cần thiết phải được xây dựng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và nhất thiết phải có quy chế thông tin định kỳ cho mọi người dân được biết. Như vậy, các quy định về chế độ bảo mật cũng cần thiết phải được cân nhắc để tránh tình trạng lạm dụng hạn chế quyền được thông tin của người dân. Một khi người dân có đủ thông tin, có cơ chế để tham gia thảo luận, phản biện và giám sát các hoạt động của bộ máy công quyền khi đó mới có thể phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia chống tham nhũng, lãng phí - một loại “giặc nội xâm” có nguy cơ làm suy yếu đất nước.
Trong thời gian qua, nhiều tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam cũng đã bắt đầu lưu ý đến việc lấy ý kiến nhân dân cho một số chính sách và hoạt động của mình. Đó là một tín hiệu tốt, song việc làm đó còn tùy thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan của các tổ chức riêng rẽ chứ chưa được thực hiện như là một quy định của pháp luật nhằm khẳng định rõ ý nguyện của toàn dân trước các vấn đề quốc kế dân sinh đại sự. Ý kiến của nhân dân trong các cuộc góp ý như trên cũng chưa thực sự trở thành một mệnh lệnh có tính chất pháp lý để nhà chức trách buộc phải tuân theo. Vì vậy, để khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương của dân cần thiết phải xây dựng một bộ luật về trưng cầu ý dân. Cần phải có những quy định cụ thể về việc phải đưa một vấn đề ra trưng cầu ý dân như thế nào và kết quả của cuộc trưng cầu ý dân đó được xem như là mệnh lệnh của nhân dân đòi hỏi bộ máy công quyền có trách nhiệm phải thi hành.
Chống tham những, lãng phí trong hoạt động của bộ máy công quyền là một yêu cầu hết sức bức xúc và cũng rất nhạy cảm hiện nay nên càng không thể thiếu vắng vai trò giám sát chặt chẽ và toàn diện của nhân dân. Độc quyền trong mọi lĩnh vực đều đưa đến một hậu quả không tốt. Nhiều hành vi trục lợi, thu vén siêu lợi nhuận, lộng quyền…đều xuất phát từ những dịch vụ độc quyền như điện lực, viễn thông, dầu khí, hàng không, cấp nước…Cho nên, chống tham nhũng và lãng phí cũng không nên là lĩnh vực “độc quyền” của bộ máy công quyền. Các tổ chức chống tham nhũng và lãng phí nên hạn chế tới mức thấp nhất sự hiện diện của các quan chức đầu ngành kiêm nhiệm. Cần phải tăng cường tính chuyên nghiệp và vai trò độc lập của các cơ quan, các ban chỉ đạo chống tham nhũng bằng cách mở cửa tuyển chọn các viên chức thực sự có năng lực và phẩm chất. Tạo ra các cơ chế cho báo chí, cho các tổ chức xã hội, quần chúng tham gia một cách thực sự vào các cơ quan chống tham nhũng.
Cũng cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và cơ chế “bất thành văn” trong việc xử lý những quan chức là đảng viên có hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật. Cách hành xử lâu nay của tổ chức đảng và cơ quan công quyền khiến nhân dân vô tình nghĩ rằng trên thực tế đang tồn tại hai hệ thống luật pháp. Một luật pháp dành cho dân và một luật pháp dành cho một số quan chức đảng viên. Trong khi Hiến pháp khẳng định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52, Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992). Việc xử lý kỷ luật đảng viên của tổ chức đảng là bình thường song đừng để quy trình này gây ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật có liên quan tới cán bộ công chức là đảng viên khiến cho dân cảm thấy có sự phân biệt đối xử và còn tồn tại đâu đó những “vùng cấm”. Với tinh thần tiên phong trong đổi mới và thượng tôn pháp luật, nhân dân tin rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ mau chóng có những quy định mới thích hợp hơn về việc này.
28-7-2006
No comments:
Post a Comment