Cùng với việc gia nhập WTO, hình ảnh ấn tượng của Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của APEC 2006 không chỉ kích thích sự quan tâm của cộng đồng thế giới mà còn đang trở thành tâm điểm của dư luận xã hội và giới truyền thông trong nước. Sự "bùng nổ" thông tin về WTO, về APEC tưởng chừng có thể làm lu mờ đi một sự kiện mà nhiều năm qua đã trở thành một ngày truyền thống trong văn hóa Việt Nam thể hiện tinh thần "tôn sư trọng đạo" - ngày Nhà Giáo Việt Nam.
Bên cạnh những lo toan về khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, về việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu Việt cho "cuộc chiến" thương mại toàn cầu, ngày Nhà Giáo Việt Nam lặng lẽ tới nhắc nhỡ chúng ta không quên cái gốc của sự phát triển. Đó là nguồn lực con người, nhân tố then chốt của nền kinh tế tri thức.
Không phải ngẫu nhiên mà một trong năm khuyến nghị của ông David Knapp - Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) phát biểu trong Diễn đàn Đầu tư APEC mới đây lại đề cập đến vấn đề giáo dục: "Việt Nam cần cải cách hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học". Cũng không phải ngẫu nhiên mà bên lề APEC lại có diễn đàn "Tiếng nói của tương lai" (Voice of the future) dành cho sinh viên khối APEC gặp gỡ giao lưu với nhau và có cơ hội tiếp cận, phỏng vấn các nhà lãnh đạo trong khối APEC về các vấn đề bức xúc nhất mà giới trẻ quan tâm.
Giới trẻ APEC ngày càng khẳng định mạnh mẽ vai trò người chủ tương lai của mình. Là một thành viên, giới trẻ Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, môi trường giáo dục và cơ chế xã hội Việt Nam cho tới nay vẫn chưa thực sự trở thành bệ phóng tốt nhất cho giới trẻ Việt Nam tự tin trở thành người chủ của tương lai.
Giáo dục, mà đặc biệt là giáo dục đại học, là để tạo nên những con người tự chủ, có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ tri thức thực sự xứng đáng trở thành người chủ đàng hoàng của xã hội và đất nước. Do vậy, môi trường đại học phải là một cơ sở xã hội tự chủ điển hình nhất. Điều kiện tiên quyết để được sự tự chủ là phải có tự do tư tưởng. Trường đại học, trước hết phải là môi trường hoàn hảo để nơi đó những người chủ của tương lai tập làm quen với các đức tính quan trọng nhất của một con người nếu muốn được coi là trí thức: một người ý thức được rằng mình có quyền tự do tư tưởng và tuyệt đối tôn trọng quyền tự do đó của người khác.
Điều đáng mừng là trong đề án cải cách giáo dục của Bộ GD-ĐT trình Chính phủ gần đây đã nhấn mạnh tới chuyện trao quyền tự chủ rộng rãi cho các trường đại học. Một dự thảo đề án đổi mới phương pháp giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007 cũng được Bộ GD-ĐT chủ trương giao cho các cơ sở đào tạo được quyền chủ động thiết kế, quy định mẫu văn bằng, in ấn và quản lý cấp phát văn bằng theo định hướng giá trị văn bằng của trường nào thì được bảo đảm bằng uy tín, chất lượng của trường đó. Theo các nhà quản trị đại học, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học có thể sẽ bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2007. Ở một góc nhìn khác, sự tự chủ sẽ bắt đầu bằng việc xác lập và phát triển "thương hiệu" của mỗi trường đại học trên cơ sở nội lực của chính mình.
Cần phải hiểu "trao quyền tự chủ rộng rải cho các trường đại học" không chỉ dừng lại ở khâu tuyển sinh hay chỉ dừng ở chuyện xây dựng "thương hiệu". Tinh thần tự chủ cần phải được xem như là một thứ triết lý hành động trong môi trường đại học ở tất cả các khâu. Nó bao gồm tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về chương trình, tự chủ về phương pháp giảng dạy và học tập, tự chủ về tổ chức nhân sự, đội ngũ giáo sư, tự chủ về quản trị, tài chính...
Trên thế giới ngày nay ai cũng biết một nền kinh tế hùng mạnh là một nền kinh tế sở hữu những sản phẩm trí tuệ, những bí quyết công nghệ hàng đầu. Sản phẩm càng chứa nhiều hàm lượng chất xám càng có giá trị cao. Ở Hoa Kỳ hơn 60% tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế được sản sinh ra từ các phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học và các viện nghiên cứu. Có chính sách tốt để đào tạo nhân tài là đúng nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải có chính sách phát hiện và sử dụng người tài minh bạch và công khai. Đó là chuyện rất quan trọng mà Việt Nam trên thực chất vẫn chưa làm được cho đến nay. Có thể lấy ví dụ ngay tại các trường đại học của Việt Nam trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT hay chính xác hơn là Nhà nước Việt Nam chưa mạnh dạn trong việc thu hút và sử dụng những nhà trí thức hàng đầu, có uy tín học thuật để lãnh đạo đại học và các viện nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học ngoài Đảng, nhiều trí thức Việt Kiều có uy tín thường được các trường đại học hàng đầu thế giới thỉnh giảng vẫn chưa được mời vào những vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở Việt Nam. Do những quan niệm lạc hậu, lỗi thời và bảo thủ chúng ta đã bỏ qua một phần rất quan trọng của nguồn lực Việt hiện có để phục vụ cho việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Điều quan trọng khi trao sự tự chủ toàn diện cho các trường đại học là sẽ tạo ra một môi trường học thuật thuần khiết. Sự tự do và cởi mở mà môi trường đó mang lại chính là bệ phóng tuyệt vời cho những ý tưởng sáng tạo. Được rèn luyện và trưởng thành trong môi trường đó, giới trẻ Việt Nam mới có thể nhập cuộc một cách tốt nhất trên sân chơi APEC, WTO và những sân chơi tương tự khác với tầm vóc luôn "sánh vai các cường quốc năm châu" một cách tự tin hơn!
Bên cạnh những lo toan về khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, về việc cần thiết phải xây dựng thương hiệu Việt cho "cuộc chiến" thương mại toàn cầu, ngày Nhà Giáo Việt Nam lặng lẽ tới nhắc nhỡ chúng ta không quên cái gốc của sự phát triển. Đó là nguồn lực con người, nhân tố then chốt của nền kinh tế tri thức.
Không phải ngẫu nhiên mà một trong năm khuyến nghị của ông David Knapp - Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) phát biểu trong Diễn đàn Đầu tư APEC mới đây lại đề cập đến vấn đề giáo dục: "Việt Nam cần cải cách hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học". Cũng không phải ngẫu nhiên mà bên lề APEC lại có diễn đàn "Tiếng nói của tương lai" (Voice of the future) dành cho sinh viên khối APEC gặp gỡ giao lưu với nhau và có cơ hội tiếp cận, phỏng vấn các nhà lãnh đạo trong khối APEC về các vấn đề bức xúc nhất mà giới trẻ quan tâm.
Giới trẻ APEC ngày càng khẳng định mạnh mẽ vai trò người chủ tương lai của mình. Là một thành viên, giới trẻ Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, môi trường giáo dục và cơ chế xã hội Việt Nam cho tới nay vẫn chưa thực sự trở thành bệ phóng tốt nhất cho giới trẻ Việt Nam tự tin trở thành người chủ của tương lai.
Giáo dục, mà đặc biệt là giáo dục đại học, là để tạo nên những con người tự chủ, có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ tri thức thực sự xứng đáng trở thành người chủ đàng hoàng của xã hội và đất nước. Do vậy, môi trường đại học phải là một cơ sở xã hội tự chủ điển hình nhất. Điều kiện tiên quyết để được sự tự chủ là phải có tự do tư tưởng. Trường đại học, trước hết phải là môi trường hoàn hảo để nơi đó những người chủ của tương lai tập làm quen với các đức tính quan trọng nhất của một con người nếu muốn được coi là trí thức: một người ý thức được rằng mình có quyền tự do tư tưởng và tuyệt đối tôn trọng quyền tự do đó của người khác.
Điều đáng mừng là trong đề án cải cách giáo dục của Bộ GD-ĐT trình Chính phủ gần đây đã nhấn mạnh tới chuyện trao quyền tự chủ rộng rãi cho các trường đại học. Một dự thảo đề án đổi mới phương pháp giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007 cũng được Bộ GD-ĐT chủ trương giao cho các cơ sở đào tạo được quyền chủ động thiết kế, quy định mẫu văn bằng, in ấn và quản lý cấp phát văn bằng theo định hướng giá trị văn bằng của trường nào thì được bảo đảm bằng uy tín, chất lượng của trường đó. Theo các nhà quản trị đại học, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học có thể sẽ bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2007. Ở một góc nhìn khác, sự tự chủ sẽ bắt đầu bằng việc xác lập và phát triển "thương hiệu" của mỗi trường đại học trên cơ sở nội lực của chính mình.
Cần phải hiểu "trao quyền tự chủ rộng rải cho các trường đại học" không chỉ dừng lại ở khâu tuyển sinh hay chỉ dừng ở chuyện xây dựng "thương hiệu". Tinh thần tự chủ cần phải được xem như là một thứ triết lý hành động trong môi trường đại học ở tất cả các khâu. Nó bao gồm tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về chương trình, tự chủ về phương pháp giảng dạy và học tập, tự chủ về tổ chức nhân sự, đội ngũ giáo sư, tự chủ về quản trị, tài chính...
Trên thế giới ngày nay ai cũng biết một nền kinh tế hùng mạnh là một nền kinh tế sở hữu những sản phẩm trí tuệ, những bí quyết công nghệ hàng đầu. Sản phẩm càng chứa nhiều hàm lượng chất xám càng có giá trị cao. Ở Hoa Kỳ hơn 60% tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế được sản sinh ra từ các phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học và các viện nghiên cứu. Có chính sách tốt để đào tạo nhân tài là đúng nhưng vẫn chưa đủ. Cần phải có chính sách phát hiện và sử dụng người tài minh bạch và công khai. Đó là chuyện rất quan trọng mà Việt Nam trên thực chất vẫn chưa làm được cho đến nay. Có thể lấy ví dụ ngay tại các trường đại học của Việt Nam trong nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT hay chính xác hơn là Nhà nước Việt Nam chưa mạnh dạn trong việc thu hút và sử dụng những nhà trí thức hàng đầu, có uy tín học thuật để lãnh đạo đại học và các viện nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học ngoài Đảng, nhiều trí thức Việt Kiều có uy tín thường được các trường đại học hàng đầu thế giới thỉnh giảng vẫn chưa được mời vào những vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở Việt Nam. Do những quan niệm lạc hậu, lỗi thời và bảo thủ chúng ta đã bỏ qua một phần rất quan trọng của nguồn lực Việt hiện có để phục vụ cho việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Điều quan trọng khi trao sự tự chủ toàn diện cho các trường đại học là sẽ tạo ra một môi trường học thuật thuần khiết. Sự tự do và cởi mở mà môi trường đó mang lại chính là bệ phóng tuyệt vời cho những ý tưởng sáng tạo. Được rèn luyện và trưởng thành trong môi trường đó, giới trẻ Việt Nam mới có thể nhập cuộc một cách tốt nhất trên sân chơi APEC, WTO và những sân chơi tương tự khác với tầm vóc luôn "sánh vai các cường quốc năm châu" một cách tự tin hơn!
17-11-2006
No comments:
Post a Comment