Trên các diễn đàn công khai có lẽ chưa bao giờ tham nhũng lại bị lên án và bị tấn công mạnh mẽ như bây giờ. Hầu hết các quan chức nhà nước đều bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng tới cùng và luôn khẳng định chống tham nhũng không có vùng cấm. Càng chống, mọi người càng mau chóng phát hiện tham nhũng hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách của xã hội, ngự trị trong từng "tế bào" của bộ máy công quyền. Khắp nơi đều kêu tham nhũng, nhưng lạ lùng thay không có nơi nào tự "sờ" thấy khối u tham nhũng của chính mình để tự mình dũng cảm cắt bỏ những "tế bào" đã bị biến thái đó ra khỏi phần cơ thể còn lành mạnh. Điều đó cho thấy, một khi cơ chế chống tham nhũng chỉ "cho phép" người ta tự chống mình thì hiệu quả và mục tiêu của cuộc chiến với tham nhũng chắc chắn cần phải được xem xét lại.
Chúng ta đã từng chứng kiến phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.Hải Phòng xét xử vụ án "quan ăn đất" ở Đồ Sơn khiến cho dư luận xã hội phẫn nộ như thế nào. Diễn biến và kết quả của phiên tòa phi lý đến mức nó được mệnh danh là "một thắng lợi của bọn tham nhũng"! Những cuộc điều tra quy mô về tham nhũng, lãng phí ở các ngành dầu khí, hàng không, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai... cho thấy có nhiều hành vi gây thất thoát làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản quốc gia. Song, hầu hết những người đứng đầu, những người được giao trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng tài sản, tài nguyên quốc gia đều được cơ quan chức năng đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhiều đại biểu Quốc Hội được sự ủng hộ của dư luận đã chất vấn và phản đối cách xử lý nội bộ này nhưng cũng không thể làm thay đổi đuợc lập trường rất kiên định của các cơ quan thi hành pháp luật.
Hiện tượng các quan chức nhận "phong bì" trong dư luận không phải là chuyện lạ. Nhưng để lộ như ông Nguyễn Văn Lâm - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mấy năm trước tưởng là chuyện hy hữu hoá ra lại là không phải. Nay tiếp tục "lộ" thêm ông Giám đốc kho bạc ở Hà Tây cũng lại chuyện nhận "phong bì". Căn bệnh "phong bì" quả thực đang ngự trị chễm chệ trên từng "tế bào" của bộ máy công quyền và có lẽ của toàn xã hội. Người viết bài này từng chứng kiến một bệnh nhân cấp cứu tại một bệnh viện nhà nước ở TP.HCM vào đầu tháng 10/2006 đã không được bất kỳ một bác sĩ hay y tá nào nhòm ngó tới khi mà người nhà chưa chịu đưa "phong bì" ra. Sau đó, thân nhân của cả phòng bệnh đều tự than thở với nhau rằng tất cả đều đã từng bị đối xử tương tự. Chuyện "phong bì" chắc chắn sẽ còn là chuyện rất dài vì có thể nói không quá đáng rằng với cơ chế "xin, cho" vẫn còn rất nặng nề trong bộ máy công quyền hiện nay "phong bì" luôn là chuyện tất yếu phải xảy ra.
Tham nhũng, theo tính toán của các cơ quan chức năng, hiện đang làm mất đến gần 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Nhưng đó chỉ mới là phần nổi của tảng băng. Con số thực còn lớn hơn rất nhiều. Trên thực tế, chống tham nhũng hiện nay cũng chỉ mới "sờ sờ" tới phần nổi đó của tảng băng và cũng chỉ chủ yếu chống trên giấy tờ, trên diễn đàn. Một đại biểu Quốc Hội đã thẳng thắn chỉ ra rằng "Chống tham nhũng hiện nay nói nhiều hơn làm"! Báo cáo của Chính phủ về chống tham nhũng vẫn chưa làm rõ được bộ mặt thật của tham nhũng cũng như kết quả xử lý các vụ tham nhũng cụ thể như thế nào. Thông tin về tham nhũng chủ yếu là từ dân và báo chí, còn từ cơ quan chính quyền các cấp, các bộ ngành, từ những người đứng đầu các cơ quan công quyền thì rất ít. Một số quan chức nhận "phong bì" là tiền thật, nhưng khi làm thất thoát, mất mát tài sản của nhân dân, của nhà nước thì luôn miệng cho rằng mình bị "lừa"! Ngạc nhiên thay, khi xử lý những quan chức này, các cơ quan chức năng cũng "tin" rằng họ đã bị "lừa"!
Tham nhũng đã làm thất thoát một khối lượng rất lớn tài sản quốc gia mà lẽ ra mọi người dân đều đuợc hưởng lợi từ đó một cách công bằng và xứng đáng. Người dân mong mỏi nhiều ở quyết tâm và hành động không khoan dung với tham nhũng của Chính phủ. Song, nếu cuộc chiến chống tham nhũng vẫn không mang lại được lợi ích hay một tia hy vọng nào cho những người dân vốn đã phải gánh hậu quả từ tham nhũng thì cuộc chiến đó cũng chính là một kiểu tham nhũng - tham nhũng lòng tin.
Chúng ta đã từng chứng kiến phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.Hải Phòng xét xử vụ án "quan ăn đất" ở Đồ Sơn khiến cho dư luận xã hội phẫn nộ như thế nào. Diễn biến và kết quả của phiên tòa phi lý đến mức nó được mệnh danh là "một thắng lợi của bọn tham nhũng"! Những cuộc điều tra quy mô về tham nhũng, lãng phí ở các ngành dầu khí, hàng không, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai... cho thấy có nhiều hành vi gây thất thoát làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản quốc gia. Song, hầu hết những người đứng đầu, những người được giao trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng tài sản, tài nguyên quốc gia đều được cơ quan chức năng đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhiều đại biểu Quốc Hội được sự ủng hộ của dư luận đã chất vấn và phản đối cách xử lý nội bộ này nhưng cũng không thể làm thay đổi đuợc lập trường rất kiên định của các cơ quan thi hành pháp luật.
Hiện tượng các quan chức nhận "phong bì" trong dư luận không phải là chuyện lạ. Nhưng để lộ như ông Nguyễn Văn Lâm - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mấy năm trước tưởng là chuyện hy hữu hoá ra lại là không phải. Nay tiếp tục "lộ" thêm ông Giám đốc kho bạc ở Hà Tây cũng lại chuyện nhận "phong bì". Căn bệnh "phong bì" quả thực đang ngự trị chễm chệ trên từng "tế bào" của bộ máy công quyền và có lẽ của toàn xã hội. Người viết bài này từng chứng kiến một bệnh nhân cấp cứu tại một bệnh viện nhà nước ở TP.HCM vào đầu tháng 10/2006 đã không được bất kỳ một bác sĩ hay y tá nào nhòm ngó tới khi mà người nhà chưa chịu đưa "phong bì" ra. Sau đó, thân nhân của cả phòng bệnh đều tự than thở với nhau rằng tất cả đều đã từng bị đối xử tương tự. Chuyện "phong bì" chắc chắn sẽ còn là chuyện rất dài vì có thể nói không quá đáng rằng với cơ chế "xin, cho" vẫn còn rất nặng nề trong bộ máy công quyền hiện nay "phong bì" luôn là chuyện tất yếu phải xảy ra.
Tham nhũng, theo tính toán của các cơ quan chức năng, hiện đang làm mất đến gần 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Nhưng đó chỉ mới là phần nổi của tảng băng. Con số thực còn lớn hơn rất nhiều. Trên thực tế, chống tham nhũng hiện nay cũng chỉ mới "sờ sờ" tới phần nổi đó của tảng băng và cũng chỉ chủ yếu chống trên giấy tờ, trên diễn đàn. Một đại biểu Quốc Hội đã thẳng thắn chỉ ra rằng "Chống tham nhũng hiện nay nói nhiều hơn làm"! Báo cáo của Chính phủ về chống tham nhũng vẫn chưa làm rõ được bộ mặt thật của tham nhũng cũng như kết quả xử lý các vụ tham nhũng cụ thể như thế nào. Thông tin về tham nhũng chủ yếu là từ dân và báo chí, còn từ cơ quan chính quyền các cấp, các bộ ngành, từ những người đứng đầu các cơ quan công quyền thì rất ít. Một số quan chức nhận "phong bì" là tiền thật, nhưng khi làm thất thoát, mất mát tài sản của nhân dân, của nhà nước thì luôn miệng cho rằng mình bị "lừa"! Ngạc nhiên thay, khi xử lý những quan chức này, các cơ quan chức năng cũng "tin" rằng họ đã bị "lừa"!
Tham nhũng đã làm thất thoát một khối lượng rất lớn tài sản quốc gia mà lẽ ra mọi người dân đều đuợc hưởng lợi từ đó một cách công bằng và xứng đáng. Người dân mong mỏi nhiều ở quyết tâm và hành động không khoan dung với tham nhũng của Chính phủ. Song, nếu cuộc chiến chống tham nhũng vẫn không mang lại được lợi ích hay một tia hy vọng nào cho những người dân vốn đã phải gánh hậu quả từ tham nhũng thì cuộc chiến đó cũng chính là một kiểu tham nhũng - tham nhũng lòng tin.
03-11-2006
No comments:
Post a Comment