Đạo đức trong kinh doanh không phải là chuyện mới. Lịch sử thế giới ghi nhận khái niệm này đã bắt đầu xuất hiện cách đây hàng ngàn năm cùng thời với nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle. Các nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Nam California (Mỹ) cho thấy chính nhà triết học Hy Lạp cổ đại này lại là người có “tâm hồn kinh doanh” hơn ai hết chứ không phải là các nhà buôn cùng thời. Aristotle luôn đề cao ý tưởng nhiệm vụ chính của người thủ lĩnh (trong đó có người đứng đầu tổ chức kinh doanh) không phải là gia tăng quyền lực của mình trước cấp dưới mà là tạo ra những điều kiện và cơ hội tốt nhất để tất cả những người dưới quyền thể hiện được năng lực một cách cao nhất để sáng tạo, làm ra những sản phẩm tốt nhất cho xã hội và xây dựng “thương hiệu” của mình trong cộng đồng.
Xem ra ý tưởng của Aristotle vẫn còn là vấn đề thời sự của ngày hôm nay. Khi nền kinh tế thị trường Việt Nam bắt đầu manh nha đã có không ít nhà doanh nghiệp quan niệm đạo đức không phải là một phạm trù được quan tâm trong thương trường. Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận nhiều hơn và siêu lợi nhuận. Họ quan niệm “thương trường là chiến trường”. Mà đã là “chiến trường” thì không chừa thủ đoạn nào cả miễn sao phải giành lấy chiến thắng.
Bởi vậy những năm qua trên thương trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều chuyện đau lòng. Mặc dù luôn miệng gọi khách hàng bằng “thượng đế” nhưng sau đó không ít doanh nghiệp đã trắng trợn lừa dối “thượng đế” của mình vì những món lợi khổng lồ bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của “thượng đế”. Lợi dụng cơ chế quản lý, pháp luật về kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh, tình hình xã hội đang chuyển đổi còn tranh tối tranh sáng, sự tha hóa phẩm chất của những cán bộ, quan chức nhà nước trong việc giám sát kiểm tra, không ít doanh nghiệp đã sẵn sàng ăn gian nói dối để thu lợi bất chính.
Vụ “sữa tươi nguyên chất tiệt trùng” được làm bằng nguyên liệu…sữa bột của một vài công ty sữa trước đây đã làm dư luận bất bình là một điển hình về chuyện “nói một đàng làm một nẽo” của các doanh nghiệp. Thời đại thông tin, quảng cáo phát triển các doanh nghiệp tận dụng tối đa công cụ này để “tô hồng” cho sản phẩm của mình một cách không đứng đắn. Cũng nói về sản phẩm sữa, không ít nhà sản xuất hiện vẫn đang tiếp tục quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng sữa của họ có chứa chất này chất kia giúp cho trẻ thông minh, sớm trở thành thiên tài. Ở các nước văn minh, những loại quảng cáo như vậy có thể bị phạt vì bị xem là lừa dối khách hàng.
Gần đây nhất là vụ nước tương có chứa chất gây ung thư 3-MCPD lên đến hàng nghìn lần mức cho phép được sản xuất và tiêu thụ tràn lan trên thị trường trong nhiều năm dài. “Thượng đế” bị lừa bởi những chiêu thức quảng cáo tinh vi, bởi những nhãn mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”, “thương hiệu mạnh”…và sự nhắm mắt làm ngơ của các quan chức được dân trả lương để có trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho xã hội. Vụ bồn chứa nước inox T.M chứa chất gây ung thư cao gấp nhiều lần do “treo đầu dê bán thịt chó”, đăng ký và quảng cáo sản xuất bằng lọai thép X nhưng khi thi công thì làm bằng lọai thép Y rẻ tiền hơn để hạ giá thành sản phẩm mặc dù hậu quả là lại tăng cường chất độc cho “thượng đế”. Có thể kể ra hàng ngàn thậm chí hàng vạn ví dụ tương tự về chuyện các nhà sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp cam tâm lừa dối “thượng đế” chỉ để thu lợi kếch sù, làm giàu mau chóng một cách vô đạo đức. Điều đáng lo ngại hơn là sự im lặng đáng sợ của các nhà chức trách trước các hiểm nguy ngày càng trở nên phổ biến do sự làm ăn gian dối của các nhà sản xuất mang lại cho cộng đồng.
Đã có không ít người làm giàu nhanh chóng nhờ sự “xập xí xập ngầu” trong cơ chế quản lý và nhờ sự “bưng bít” thông tin của các nhà chức trách vô cảm, vô trách nhiệm với đồng lọai. Đáng ngạc nhiên là sau khi sự thật về những chuyện làm phi pháp, vô đạo đức đó được lôi ra ánh sáng vẫn chưa thấy ai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay ít ra cũng có ai đó tự thấy trách nhiệm của mình để có lời xin lỗi các “thượng đế” đang xanh xám mặt mày vì chất ung thư.
Nhiệm vụ kinh tế của các doanh nghiệp trong cộng đồng là sản xuất và cung ứng hàng hóa – dịch vụ để có được lợi nhuận cần thiết. Nhưng bổn phận ấy chỉ có thể được xem là hoàn thành khi lợi nhuận được phân bổ đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào sự tái tạo quy mô của các thành viên ấy mà còn đóng góp gián tiếp vào sự phát triển mở rộng của toàn xã hội. Vì thế, doanh nghiệp trong khi tìm kiếm lợi nhuận cho mình ít nhất phải tuân thủ các nền tảng luân lý xã hội và các thiết chế pháp lý của nhà nước. Chứ không phải “chiến thắng” bằng mọi cách, kể cả cái cách gian dối để thủ lợi riêng mình và thừa cơ lách luật bằng những chiêu thức núp dưới gầm bàn dơ bẩn.
Xem ra ý tưởng của Aristotle vẫn còn là vấn đề thời sự của ngày hôm nay. Khi nền kinh tế thị trường Việt Nam bắt đầu manh nha đã có không ít nhà doanh nghiệp quan niệm đạo đức không phải là một phạm trù được quan tâm trong thương trường. Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận nhiều hơn và siêu lợi nhuận. Họ quan niệm “thương trường là chiến trường”. Mà đã là “chiến trường” thì không chừa thủ đoạn nào cả miễn sao phải giành lấy chiến thắng.
Bởi vậy những năm qua trên thương trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều chuyện đau lòng. Mặc dù luôn miệng gọi khách hàng bằng “thượng đế” nhưng sau đó không ít doanh nghiệp đã trắng trợn lừa dối “thượng đế” của mình vì những món lợi khổng lồ bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của “thượng đế”. Lợi dụng cơ chế quản lý, pháp luật về kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh, tình hình xã hội đang chuyển đổi còn tranh tối tranh sáng, sự tha hóa phẩm chất của những cán bộ, quan chức nhà nước trong việc giám sát kiểm tra, không ít doanh nghiệp đã sẵn sàng ăn gian nói dối để thu lợi bất chính.
Vụ “sữa tươi nguyên chất tiệt trùng” được làm bằng nguyên liệu…sữa bột của một vài công ty sữa trước đây đã làm dư luận bất bình là một điển hình về chuyện “nói một đàng làm một nẽo” của các doanh nghiệp. Thời đại thông tin, quảng cáo phát triển các doanh nghiệp tận dụng tối đa công cụ này để “tô hồng” cho sản phẩm của mình một cách không đứng đắn. Cũng nói về sản phẩm sữa, không ít nhà sản xuất hiện vẫn đang tiếp tục quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng sữa của họ có chứa chất này chất kia giúp cho trẻ thông minh, sớm trở thành thiên tài. Ở các nước văn minh, những loại quảng cáo như vậy có thể bị phạt vì bị xem là lừa dối khách hàng.
Gần đây nhất là vụ nước tương có chứa chất gây ung thư 3-MCPD lên đến hàng nghìn lần mức cho phép được sản xuất và tiêu thụ tràn lan trên thị trường trong nhiều năm dài. “Thượng đế” bị lừa bởi những chiêu thức quảng cáo tinh vi, bởi những nhãn mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”, “thương hiệu mạnh”…và sự nhắm mắt làm ngơ của các quan chức được dân trả lương để có trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho xã hội. Vụ bồn chứa nước inox T.M chứa chất gây ung thư cao gấp nhiều lần do “treo đầu dê bán thịt chó”, đăng ký và quảng cáo sản xuất bằng lọai thép X nhưng khi thi công thì làm bằng lọai thép Y rẻ tiền hơn để hạ giá thành sản phẩm mặc dù hậu quả là lại tăng cường chất độc cho “thượng đế”. Có thể kể ra hàng ngàn thậm chí hàng vạn ví dụ tương tự về chuyện các nhà sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp cam tâm lừa dối “thượng đế” chỉ để thu lợi kếch sù, làm giàu mau chóng một cách vô đạo đức. Điều đáng lo ngại hơn là sự im lặng đáng sợ của các nhà chức trách trước các hiểm nguy ngày càng trở nên phổ biến do sự làm ăn gian dối của các nhà sản xuất mang lại cho cộng đồng.
Đã có không ít người làm giàu nhanh chóng nhờ sự “xập xí xập ngầu” trong cơ chế quản lý và nhờ sự “bưng bít” thông tin của các nhà chức trách vô cảm, vô trách nhiệm với đồng lọai. Đáng ngạc nhiên là sau khi sự thật về những chuyện làm phi pháp, vô đạo đức đó được lôi ra ánh sáng vẫn chưa thấy ai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay ít ra cũng có ai đó tự thấy trách nhiệm của mình để có lời xin lỗi các “thượng đế” đang xanh xám mặt mày vì chất ung thư.
Nhiệm vụ kinh tế của các doanh nghiệp trong cộng đồng là sản xuất và cung ứng hàng hóa – dịch vụ để có được lợi nhuận cần thiết. Nhưng bổn phận ấy chỉ có thể được xem là hoàn thành khi lợi nhuận được phân bổ đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào sự tái tạo quy mô của các thành viên ấy mà còn đóng góp gián tiếp vào sự phát triển mở rộng của toàn xã hội. Vì thế, doanh nghiệp trong khi tìm kiếm lợi nhuận cho mình ít nhất phải tuân thủ các nền tảng luân lý xã hội và các thiết chế pháp lý của nhà nước. Chứ không phải “chiến thắng” bằng mọi cách, kể cả cái cách gian dối để thủ lợi riêng mình và thừa cơ lách luật bằng những chiêu thức núp dưới gầm bàn dơ bẩn.
6-7-2007
No comments:
Post a Comment