Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ được người dân trong nước ghi nhận mà còn làm cho cộng đồng thế giới thán phục. Tờ New York Times mới đây đánh giá cao việc Việt Nam kiên trì theo đuổi chính sách đổi mới kể từ những năm 1990 và cho rằng Việt Nam đã thành công trong việc giảm số người nghèo đói, có mức sống dưới 1USD/ngày từ 51% năm 1990 xuống còn 8% vào năm ngoái.
Các báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trước Quốc hội gần đây cũng luôn nhấn mạnh các thành quả đạt được. Đặc biệt trong năm 2006, một năm đầy khó khăn, song theo dự báo của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều sẽ đạt và vượt kế hoạch.
Thế nhưng những thông tin tốt đẹp đó không hoàn toàn làm yên lòng các vị đại biểu Quốc hội. Bởi lẽ, các báo cáo của Chính phủ vẫn chưa làm rõ được những nguyên nhân dẫn tới các mặt yếu kém, bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển cũng như các giải pháp để có thể loại trừ nó.
Bày tỏ sự băn khoăn về chất lượng của sự tăng trưởng, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng: "Chúng ta có quyền tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế, nhưng đừng lạc quan quá, rồi tưởng đâu chúng ta đang giàu có lắm, rồi chi tiêu, rồi này khác hết sức lãng phí. Chúng ta còn đang rất nghèo, điểm xuất phát của chúng ta thấp, tăng trưởng của chúng ta 8% chứ trên 10% cũng chỉ có ý nghĩa với chính chúng ta thôi, so với các nền kinh tế thế giới thì chưa là cái gì".
Quan tâm tới chất lượng của sự tăng trưởng là thái độ tích cực của Quốc hội. Điều đó thể hiện trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri và vận mệnh của đất nước. Bởi vì, một trong những yếu tố làm nên chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng kinh tế lại là các lợi ích thiết thực mà đại đa số người dân được hưởng từ những thành quả đó. Do vậy, trong báo cáo của Chính phủ cần phải có thêm tiêu chí để đo lường được mức độ hài lòng của nhân dân trước mỗi thành quả của sự phát triển. Đánh giá được lòng dân mới là điều hệ trọng mà mỗi chính phủ vì dân đều phải quan tâm trong việc hoạch định chiến lược phát triển bền vững và tránh được các nguy cơ tụt hậu.
Nếu chỉ xem xét các con số ngày một tăng thêm về số lượng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các dự án và lợi nhuận của các doanh nghiệp thì chúng ta cũng chỉ mới thấy một mặt của sự tăng trưởng. Một mặt khác, có thể diễn tả hoặc không thể diễn tả bằng con số lại là số phận của bao nhiêu người bị mất đất không được đền bù thỏa đáng, thậm chí có không ít người dân không còn nơi nương tựa, trở thành kẻ vô gia cư do chính sách đền bù giải tỏa của chúng ta có vấn đề. Cũng không loại trừ do một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất xử lý các tình huống không đúng chính sách, tạo ra hàng loạt những người dân mất đất một cách oan ức dẫn tới khiếu kiện liên miên, kéo dài. Tình trạng quy hoạch treo vô thời hạn đã khiến cho một khối lượng khổng lồ đất đai bị vô hiệu hóa, nhiều vùng dân cư bị "đóng băng", nhiều vùng đất nông nghiệp trở nên hoang hóa không chỉ làm thiệt hại cho người dân địa phương mà còn tạo ra nguy cơ kéo lùi sự phát triển.
Tệ nạn nhũng nhiễu, sự trì trệ của hệ thống hành chính công dẫn tới nền "văn minh phong bì" vốn đã bị lên án từ lâu và Chính phủ cũng đã hết sức nỗ lực cải cách nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Báo cáo của Chính phủ thì cho rằng cải cách hành chính 5 năm qua (2001-2005) đã có bước chuyển biến, nhưng các đại biểu Quốc hội nói thẳng thừng rằng đánh giá này là quá cao so với kết quả đạt được và chưa thật sát với thực tiễn. Trên thực tế người dân vẫn chưa hết kêu ca vì luôn bị làm phiền do bộ máy hành chính kém cỏi và chưa thực sự vì dân mang lại.
Thế nhưng đã có một số cuộc "thăm dò ý dân" về mức độ hài lòng của người dân đối với bộ máy hành chính công của một vài thành phố lớn. Kết quả thật bất ngờ, ngay đến những người trong cuộc cũng không thể tin được đó là sự thật. Các con số thống kê cho thấy từ 90 đến 99% người dân được hỏi cho rằng đã hài lòng với chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính công. Việc công bố các thông tin như vậy chỉ làm cho người dân thêm ngao ngán về thái độ và phương pháp làm việc của các cơ quan công quyền.
Tăng trưởng và phát triển là mục tiêu mà nền kinh tế Việt Nam phải hướng tới nhưng để cho sự phát triển trở nên bền vững và có ý nghĩa thực sự, các con số tăng trưởng phải thể hiện được tính hiệu quả của nó đối với cộng đồng. Có nghĩa là cần phải hướng tới và đo lường được lợi ích thực sự mà người dân được hưởng từ các thành quả của Chính phủ. Một khi từng thành quả của Chính phủ đều mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân thì những con số tăng trưởng đó mới nhận được sự đồng thuận của cộng đồng.
Các báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trước Quốc hội gần đây cũng luôn nhấn mạnh các thành quả đạt được. Đặc biệt trong năm 2006, một năm đầy khó khăn, song theo dự báo của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều sẽ đạt và vượt kế hoạch.
Thế nhưng những thông tin tốt đẹp đó không hoàn toàn làm yên lòng các vị đại biểu Quốc hội. Bởi lẽ, các báo cáo của Chính phủ vẫn chưa làm rõ được những nguyên nhân dẫn tới các mặt yếu kém, bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển cũng như các giải pháp để có thể loại trừ nó.
Bày tỏ sự băn khoăn về chất lượng của sự tăng trưởng, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng: "Chúng ta có quyền tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế, nhưng đừng lạc quan quá, rồi tưởng đâu chúng ta đang giàu có lắm, rồi chi tiêu, rồi này khác hết sức lãng phí. Chúng ta còn đang rất nghèo, điểm xuất phát của chúng ta thấp, tăng trưởng của chúng ta 8% chứ trên 10% cũng chỉ có ý nghĩa với chính chúng ta thôi, so với các nền kinh tế thế giới thì chưa là cái gì".
Quan tâm tới chất lượng của sự tăng trưởng là thái độ tích cực của Quốc hội. Điều đó thể hiện trách nhiệm của người đại biểu trước cử tri và vận mệnh của đất nước. Bởi vì, một trong những yếu tố làm nên chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng kinh tế lại là các lợi ích thiết thực mà đại đa số người dân được hưởng từ những thành quả đó. Do vậy, trong báo cáo của Chính phủ cần phải có thêm tiêu chí để đo lường được mức độ hài lòng của nhân dân trước mỗi thành quả của sự phát triển. Đánh giá được lòng dân mới là điều hệ trọng mà mỗi chính phủ vì dân đều phải quan tâm trong việc hoạch định chiến lược phát triển bền vững và tránh được các nguy cơ tụt hậu.
Nếu chỉ xem xét các con số ngày một tăng thêm về số lượng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các dự án và lợi nhuận của các doanh nghiệp thì chúng ta cũng chỉ mới thấy một mặt của sự tăng trưởng. Một mặt khác, có thể diễn tả hoặc không thể diễn tả bằng con số lại là số phận của bao nhiêu người bị mất đất không được đền bù thỏa đáng, thậm chí có không ít người dân không còn nơi nương tựa, trở thành kẻ vô gia cư do chính sách đền bù giải tỏa của chúng ta có vấn đề. Cũng không loại trừ do một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất xử lý các tình huống không đúng chính sách, tạo ra hàng loạt những người dân mất đất một cách oan ức dẫn tới khiếu kiện liên miên, kéo dài. Tình trạng quy hoạch treo vô thời hạn đã khiến cho một khối lượng khổng lồ đất đai bị vô hiệu hóa, nhiều vùng dân cư bị "đóng băng", nhiều vùng đất nông nghiệp trở nên hoang hóa không chỉ làm thiệt hại cho người dân địa phương mà còn tạo ra nguy cơ kéo lùi sự phát triển.
Tệ nạn nhũng nhiễu, sự trì trệ của hệ thống hành chính công dẫn tới nền "văn minh phong bì" vốn đã bị lên án từ lâu và Chính phủ cũng đã hết sức nỗ lực cải cách nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Báo cáo của Chính phủ thì cho rằng cải cách hành chính 5 năm qua (2001-2005) đã có bước chuyển biến, nhưng các đại biểu Quốc hội nói thẳng thừng rằng đánh giá này là quá cao so với kết quả đạt được và chưa thật sát với thực tiễn. Trên thực tế người dân vẫn chưa hết kêu ca vì luôn bị làm phiền do bộ máy hành chính kém cỏi và chưa thực sự vì dân mang lại.
Thế nhưng đã có một số cuộc "thăm dò ý dân" về mức độ hài lòng của người dân đối với bộ máy hành chính công của một vài thành phố lớn. Kết quả thật bất ngờ, ngay đến những người trong cuộc cũng không thể tin được đó là sự thật. Các con số thống kê cho thấy từ 90 đến 99% người dân được hỏi cho rằng đã hài lòng với chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính công. Việc công bố các thông tin như vậy chỉ làm cho người dân thêm ngao ngán về thái độ và phương pháp làm việc của các cơ quan công quyền.
Tăng trưởng và phát triển là mục tiêu mà nền kinh tế Việt Nam phải hướng tới nhưng để cho sự phát triển trở nên bền vững và có ý nghĩa thực sự, các con số tăng trưởng phải thể hiện được tính hiệu quả của nó đối với cộng đồng. Có nghĩa là cần phải hướng tới và đo lường được lợi ích thực sự mà người dân được hưởng từ các thành quả của Chính phủ. Một khi từng thành quả của Chính phủ đều mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân thì những con số tăng trưởng đó mới nhận được sự đồng thuận của cộng đồng.
27-10-2006