Những cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở, chân tình bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt đẹp là sự hiểu biết, cảm thông và hợp tác. Vì vậy, để giải quyết các mối bất hòa, hiểu nhầm hay thành kiến không có gì tốt hơn là phải ngồi lại với nhau để đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân tình.
Chấp nhận đối thoại cũng có nghĩa là chấp nhận ngồi cùng bàn với những người bất đồng chính kiến. Không có kẻ mạnh, người yếu mà chỉ có sự bình đẳng của lẽ phải, của lòng yêu nước, của một khát khao xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, công bằng và dân chủ.
Nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Quận Cam, California trong chuyến thăm Mỹ vừa qua Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng cho rằng: “Trong một gia đình 5-7 người đôi khi còn có những bất hoà. Trong một đất nước rộng lớn với hơn 80 triệu dân và 54 dân tộc khác nhau, nếu có những khác biệt, tôi nghĩ cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta phải làm sao để thông cảm lẫn nhau, chia sẻ lẫn nhau và từng bước đạt được tiếng nói chung là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh”.
Nhà bác học thiên tài Albert Enstein từng phát biểu một câu nổi tiếng có thể xem như là “slogan” cho thuyết tương đối của ông: “Mọi sự hiện hữu trong vũ trụ đều là tương đối, kể cả câu nói này”. Sở hữu một trí tuệ siêu việt, chinh phục những hiểu biết đỉnh cao của nhân loại, nhưng Enstein vẫn chưa bao giờ tự cho mình là chân lý.
Trong một xã hội dân sự luôn có nhiều nhóm lợi ích khác nhau cùng tồn tại. Những lợi ích khác nhau thường có khuynh hướng tương nhượng, hỗ trợ để cùng tồn tại và phát triển trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên vẫn không thể tránh được những mâu thuẫn dẫn tới xung đột về lợi ích của các nhóm khác nhau. Trong những trường hợp đó, nếu nhóm nào cũng muốn giành lợi ích tuyệt đối cho mình và luôn khẳng định chỉ có lợi ích của nhóm mình mới là chân lý thì chắc chắn không thể giải quyết được mâu thuẫn, xung đột sẽ kéo dài và ngày càng căng thẳng. Sự xung đột đó, một mặt sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đi lên nếu đó là một xã hội được tổ chức thông minh, biết cách khắc phục những khiếm khuyết cũng như được tổ chức tốt bởi một nhà nước pháp quyền do dân và vì dân. Mặt khác sẽ dẫn tới sự trì trệ, tan rã hệ thống xã hội và làm thiệt hại cho đa số thành viên trong cộng đồng nếu “chân lý” luôn thuộc về một nhóm ít người có quyền lực chi phối toàn bộ hệ thống xã hội.
Xuất phát từ những lợi ích khác nhau cho nên các nhóm lợi ích trong xã hội có những quan điểm khác biệt nhau trong những công việc chung của cộng đồng là lẽ đương nhiên và bình thường. Điều quan trọng là tất cả những ý kiến khác biệt ấy đều có cơ hội để công khai, minh bạch trên những diễn đàn chính thức, bình đẳng. Nhà nước dưới sự giám sát của các cơ quan quyền lực của nhân dân sẽ đóng vai trò “trọng tài” để cân nhắc thiệt hơn cho lợi ích của toàn dân cũng như lợi ích của mỗi nhóm. Điều quan trọng là trong vai trò “trọng tài” nhà nước phải làm được một điều là khi lợi ích của toàn dân tăng lên cũng có nghĩa là lợi ích của tất cả các nhóm khác nhau trong xã hội đều có cơ hội để phát triển tương xứng.
Sự kiện “thí điểm cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân TP.Hồ CHí Minh” gần đây cho thấy sự xung đột mạnh mẽ về lợi ích giữa những nhóm có quyền lợi khác nhau trong mối quan hệ với chủ trương này. Lúc đầu những thông tin về sự kiện này hầu như không được công khai và chỉ được triển khai hạn chế trong nhóm những người có liên quan và có quyền lực. Việc cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân diễn ra trong thời gian đầu rất suông sẻ vì được sự đồng thuận rất cao trong một nhóm nhỏ có lợi ích và quyền lực trực tiếp. Thậm chí một số cổ phiếu đã được bán ra theo kiểu “lúa non” cho các “nhà đầu tư” được “rỉ tai”. Thế nhưng, với tư cách là đại điện cho lợi ích của toàn thể các tầng lớp nhân dân trong xã hội, Mặt trận Tổ quốc TP.Hồ Chí Minh đã lên tiếng và yêu cầu đưa vấn đề ra công khai trước cộng đồng. Kết quả là UBNDTP.HCM mới đây phải ra quyết định ngưng lại chủ trương này vì có dấu hiệu làm thiệt hại tới lợi ích của đa số cư dân trong việc thực thi chính sách an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng. Đó cũng là kết quả của sự đối thoại thẳng thắn, công khai, minh bạch về một vấn đề rất nhạy cảm với toàn xã hội.
Muốn đối thoại để thông cảm, hiểu biết, hợp tác và đoàn kết cần phải biết chấp nhận những ý kiến khác biệt và xem đó là chuyện bình thường. Đối thoại chỉ có hiệu quả khi những người bất đồng chính kiến có thể ngồi lại với nhau chung một bàn như những người anh em cùng chung một Mẹ và cùng chung một ý chí, một mục tiêu vì sự thịnh vượng vững bền của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Chấp nhận đối thoại cũng có nghĩa là chấp nhận ngồi cùng bàn với những người bất đồng chính kiến. Không có kẻ mạnh, người yếu mà chỉ có sự bình đẳng của lẽ phải, của lòng yêu nước, của một khát khao xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, công bằng và dân chủ.
Nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Quận Cam, California trong chuyến thăm Mỹ vừa qua Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng cho rằng: “Trong một gia đình 5-7 người đôi khi còn có những bất hoà. Trong một đất nước rộng lớn với hơn 80 triệu dân và 54 dân tộc khác nhau, nếu có những khác biệt, tôi nghĩ cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta phải làm sao để thông cảm lẫn nhau, chia sẻ lẫn nhau và từng bước đạt được tiếng nói chung là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh”.
Nhà bác học thiên tài Albert Enstein từng phát biểu một câu nổi tiếng có thể xem như là “slogan” cho thuyết tương đối của ông: “Mọi sự hiện hữu trong vũ trụ đều là tương đối, kể cả câu nói này”. Sở hữu một trí tuệ siêu việt, chinh phục những hiểu biết đỉnh cao của nhân loại, nhưng Enstein vẫn chưa bao giờ tự cho mình là chân lý.
Trong một xã hội dân sự luôn có nhiều nhóm lợi ích khác nhau cùng tồn tại. Những lợi ích khác nhau thường có khuynh hướng tương nhượng, hỗ trợ để cùng tồn tại và phát triển trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên vẫn không thể tránh được những mâu thuẫn dẫn tới xung đột về lợi ích của các nhóm khác nhau. Trong những trường hợp đó, nếu nhóm nào cũng muốn giành lợi ích tuyệt đối cho mình và luôn khẳng định chỉ có lợi ích của nhóm mình mới là chân lý thì chắc chắn không thể giải quyết được mâu thuẫn, xung đột sẽ kéo dài và ngày càng căng thẳng. Sự xung đột đó, một mặt sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đi lên nếu đó là một xã hội được tổ chức thông minh, biết cách khắc phục những khiếm khuyết cũng như được tổ chức tốt bởi một nhà nước pháp quyền do dân và vì dân. Mặt khác sẽ dẫn tới sự trì trệ, tan rã hệ thống xã hội và làm thiệt hại cho đa số thành viên trong cộng đồng nếu “chân lý” luôn thuộc về một nhóm ít người có quyền lực chi phối toàn bộ hệ thống xã hội.
Xuất phát từ những lợi ích khác nhau cho nên các nhóm lợi ích trong xã hội có những quan điểm khác biệt nhau trong những công việc chung của cộng đồng là lẽ đương nhiên và bình thường. Điều quan trọng là tất cả những ý kiến khác biệt ấy đều có cơ hội để công khai, minh bạch trên những diễn đàn chính thức, bình đẳng. Nhà nước dưới sự giám sát của các cơ quan quyền lực của nhân dân sẽ đóng vai trò “trọng tài” để cân nhắc thiệt hơn cho lợi ích của toàn dân cũng như lợi ích của mỗi nhóm. Điều quan trọng là trong vai trò “trọng tài” nhà nước phải làm được một điều là khi lợi ích của toàn dân tăng lên cũng có nghĩa là lợi ích của tất cả các nhóm khác nhau trong xã hội đều có cơ hội để phát triển tương xứng.
Sự kiện “thí điểm cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân TP.Hồ CHí Minh” gần đây cho thấy sự xung đột mạnh mẽ về lợi ích giữa những nhóm có quyền lợi khác nhau trong mối quan hệ với chủ trương này. Lúc đầu những thông tin về sự kiện này hầu như không được công khai và chỉ được triển khai hạn chế trong nhóm những người có liên quan và có quyền lực. Việc cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân diễn ra trong thời gian đầu rất suông sẻ vì được sự đồng thuận rất cao trong một nhóm nhỏ có lợi ích và quyền lực trực tiếp. Thậm chí một số cổ phiếu đã được bán ra theo kiểu “lúa non” cho các “nhà đầu tư” được “rỉ tai”. Thế nhưng, với tư cách là đại điện cho lợi ích của toàn thể các tầng lớp nhân dân trong xã hội, Mặt trận Tổ quốc TP.Hồ Chí Minh đã lên tiếng và yêu cầu đưa vấn đề ra công khai trước cộng đồng. Kết quả là UBNDTP.HCM mới đây phải ra quyết định ngưng lại chủ trương này vì có dấu hiệu làm thiệt hại tới lợi ích của đa số cư dân trong việc thực thi chính sách an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng. Đó cũng là kết quả của sự đối thoại thẳng thắn, công khai, minh bạch về một vấn đề rất nhạy cảm với toàn xã hội.
Muốn đối thoại để thông cảm, hiểu biết, hợp tác và đoàn kết cần phải biết chấp nhận những ý kiến khác biệt và xem đó là chuyện bình thường. Đối thoại chỉ có hiệu quả khi những người bất đồng chính kiến có thể ngồi lại với nhau chung một bàn như những người anh em cùng chung một Mẹ và cùng chung một ý chí, một mục tiêu vì sự thịnh vượng vững bền của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
29-6-2007