Đề án tăng học phí được coi là sự kiện thu hút nhiều ý kiến phản biện tiếp theo sau đề án cổ phần hóa bệnh viện Bình dân tại TP. Hồ Chí Minh. Tại một hội nghị của UBMTTQVN TP.Hồ Chí Minh mới đây, rất nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về việc đề án tăng học phí được dựa trên những cơ sở không hợp lý. Chẳng hạn như việc tăng học phí lấy cơ sở trên mức lương được tăng gấp 3 lần kể từ năm 1998 là không chấp nhận được. Bởi vì lương tuy có tăng lên gấp 3 lần nhưng trên thực tế chỉ là tăng danh nghĩa. Hơn nữa, lương đâu phải chỉ có chi cho học phí mà còn rất nhiều khoản chi khác trong gia đình, trong đó có rất nhiều khoản mà giá cả từ năm 1998 đến nay đã tăng lên gấp nhiều lần.
Một số ý kiến khác tỏ ra “thông cảm” với ngành giáo dục hơn khi cho rằng tăng học phí là việc cần làm nhưng không thể làm như cách hiện nay: “đùng một cái” tăng lên 2-3 lần. Không có ngân sách gia đình bình thường nào có thể kham nỗi nếu như trong gia đình có tới 2-3 con em đang đi học. Đặc biệt, khỏan tăng thêm đó là quá lớn so với các gia đình làm công ăn lương, buôn bán nhỏ, thu nhập thấp. Ngay cả các lọai hàng hóa, dịch vụ khác khi tăng giá cũng đều được xem xét tác động từ nhiều phía và được tăng dần theo thời gian chứ cũng không thể tăng theo kiểu “đùng một cái”!
Theo lý giải của các quan chức ngành giáo dục TP. Hồ Chí Minh, việc tăng học phí là để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các trường. Rằng mức học phí hiện hành được xây dựng từ năm 1998, trong khi lương cơ bản đã được tăng lên gấp nhiều lần từ đó tới nay. Vả lại, trên thực tế, với nhiều kiểu thu “không giống ai” hầu hết các trường học ở thành phố này đều đã thu số tiền tương đương với mức thu dự kiến tăng lên trong rất nhiều năm qua. Do đó, việc tăng học phí để “chính thức” các khỏan thu “không giống ai” từ trước tới giờ và quản lý tốt nguồn thu này là việc cần làm.
Tuy nhiên, các quan chức ngành giáo dục vẫn chưa khẳng định được rằng sau khi tăng học phí lên gấp 2- 3 lần để chính thức hóa các khỏan thu tràn lan trước đây thì liệu các trường có chấm dứt được các nguồn thu “không giống ai” nữa hay không? Bởi vì, theo điều lệ nhà trường đã được thực hiện từ nhiều năm qua, hội phụ huynh học sinh có thể huy động sự đóng góp của phụ huynh trên tinh thần tự nguyện. “Tự nguyện” như thế nào thì chắc mọi người trong cuộc đều biết, rất khó có khả năng từ chối. Cho nên, nhiều ý kiến lo ngại, tăng học phí nhưng có thể sẽ không chấm dứt được các khỏan thu “ngòai luông” vốn đã trở thành một “thói quen” dễ dãi trong rất nhiều năm qua tại hầu hết các trường học. Nếu tình hình diễn ra như vậy, việc tăng học phí sẽ trở thành gánh nặng cho không ít gia đình và chính bản thân các em học sinh đang có hòan cảnh khó khăn.
Đất nước hãy còn nhiều người nghèo, nhiều gia đình chỉ còn hy vọng lo lắng cho con em học hành thật giỏi giang để thoát khỏi cảnh nghèo, nhưng với chính sách học phí tăng “đùng một cái” như vậy và cộng với nhiều khỏan thu khác chưa được ngành giáo dục cam kết sẽ chấm dứt chắc chắn sẽ có nhiều gia đình nghèo phải bỏ cuộc và sẽ có nhiều số phận bất hạnh hơn xuất hiện trong xã hội vì thất học. Đất nước khó có thể phát triển nhanh, phát triển mạnh nếu tình trạng người nghèo thất học còn nhiều và còn chưa có lối ra.
Cũng như y tế, lĩnh vực giáo dục là một trong những họat động vì lợi ích cộng đồng và là một trong những họat động căn bản để chứng tỏ bản chất của chế độ. Xã hội hóa giáo dục, không có nghĩa là tận thu các nguồn đóng góp của nhân dân bất kể thành phần và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Ngành giáo dục cần phân định rõ các lọai hình trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế…Từng lọai trường có những quy định về học phí khác nhau. Trong đó, trường công phải là lọai trường có học phí thật thấp hoặc tiến tới không có học phí dành cho mọi học sinh có năng lực và ý chí dù là con nhà giàu hay nhà nghèo đều có cơ hội như nhau. Trước đây, khi đất nước còn nhiều khó khăn, mọi trẻ em đều được đến trường và chữa bệnh miễn phí. Nay cuộc sống đã khá hơn nhiều, các thành tựu kinh tế đã đưa đất nước lên một vị thế mới trong cuộc chơi toàn cầu sao lại phải tăng học phí, viện phí với cả những cơ sở giáo dục và y tế công lập? Các thành tựu kinh tế của đất nước lẽ ra phải được phản ánh rõ nét trong các chính sách an sinh xã hội để làm cho mọi người dân phải ngày càng yên tâm hơn với sự phát triển của đất nước chứ không phải là ngược lại!
Một số ý kiến khác tỏ ra “thông cảm” với ngành giáo dục hơn khi cho rằng tăng học phí là việc cần làm nhưng không thể làm như cách hiện nay: “đùng một cái” tăng lên 2-3 lần. Không có ngân sách gia đình bình thường nào có thể kham nỗi nếu như trong gia đình có tới 2-3 con em đang đi học. Đặc biệt, khỏan tăng thêm đó là quá lớn so với các gia đình làm công ăn lương, buôn bán nhỏ, thu nhập thấp. Ngay cả các lọai hàng hóa, dịch vụ khác khi tăng giá cũng đều được xem xét tác động từ nhiều phía và được tăng dần theo thời gian chứ cũng không thể tăng theo kiểu “đùng một cái”!
Theo lý giải của các quan chức ngành giáo dục TP. Hồ Chí Minh, việc tăng học phí là để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các trường. Rằng mức học phí hiện hành được xây dựng từ năm 1998, trong khi lương cơ bản đã được tăng lên gấp nhiều lần từ đó tới nay. Vả lại, trên thực tế, với nhiều kiểu thu “không giống ai” hầu hết các trường học ở thành phố này đều đã thu số tiền tương đương với mức thu dự kiến tăng lên trong rất nhiều năm qua. Do đó, việc tăng học phí để “chính thức” các khỏan thu “không giống ai” từ trước tới giờ và quản lý tốt nguồn thu này là việc cần làm.
Tuy nhiên, các quan chức ngành giáo dục vẫn chưa khẳng định được rằng sau khi tăng học phí lên gấp 2- 3 lần để chính thức hóa các khỏan thu tràn lan trước đây thì liệu các trường có chấm dứt được các nguồn thu “không giống ai” nữa hay không? Bởi vì, theo điều lệ nhà trường đã được thực hiện từ nhiều năm qua, hội phụ huynh học sinh có thể huy động sự đóng góp của phụ huynh trên tinh thần tự nguyện. “Tự nguyện” như thế nào thì chắc mọi người trong cuộc đều biết, rất khó có khả năng từ chối. Cho nên, nhiều ý kiến lo ngại, tăng học phí nhưng có thể sẽ không chấm dứt được các khỏan thu “ngòai luông” vốn đã trở thành một “thói quen” dễ dãi trong rất nhiều năm qua tại hầu hết các trường học. Nếu tình hình diễn ra như vậy, việc tăng học phí sẽ trở thành gánh nặng cho không ít gia đình và chính bản thân các em học sinh đang có hòan cảnh khó khăn.
Đất nước hãy còn nhiều người nghèo, nhiều gia đình chỉ còn hy vọng lo lắng cho con em học hành thật giỏi giang để thoát khỏi cảnh nghèo, nhưng với chính sách học phí tăng “đùng một cái” như vậy và cộng với nhiều khỏan thu khác chưa được ngành giáo dục cam kết sẽ chấm dứt chắc chắn sẽ có nhiều gia đình nghèo phải bỏ cuộc và sẽ có nhiều số phận bất hạnh hơn xuất hiện trong xã hội vì thất học. Đất nước khó có thể phát triển nhanh, phát triển mạnh nếu tình trạng người nghèo thất học còn nhiều và còn chưa có lối ra.
Cũng như y tế, lĩnh vực giáo dục là một trong những họat động vì lợi ích cộng đồng và là một trong những họat động căn bản để chứng tỏ bản chất của chế độ. Xã hội hóa giáo dục, không có nghĩa là tận thu các nguồn đóng góp của nhân dân bất kể thành phần và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Ngành giáo dục cần phân định rõ các lọai hình trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế…Từng lọai trường có những quy định về học phí khác nhau. Trong đó, trường công phải là lọai trường có học phí thật thấp hoặc tiến tới không có học phí dành cho mọi học sinh có năng lực và ý chí dù là con nhà giàu hay nhà nghèo đều có cơ hội như nhau. Trước đây, khi đất nước còn nhiều khó khăn, mọi trẻ em đều được đến trường và chữa bệnh miễn phí. Nay cuộc sống đã khá hơn nhiều, các thành tựu kinh tế đã đưa đất nước lên một vị thế mới trong cuộc chơi toàn cầu sao lại phải tăng học phí, viện phí với cả những cơ sở giáo dục và y tế công lập? Các thành tựu kinh tế của đất nước lẽ ra phải được phản ánh rõ nét trong các chính sách an sinh xã hội để làm cho mọi người dân phải ngày càng yên tâm hơn với sự phát triển của đất nước chứ không phải là ngược lại!
03-7-2007
No comments:
Post a Comment