Những tai biến dồn dập sau khi tiêm vacxin viêm gan siêu vi B cho trẻ trong mấy tuần qua đã làm cho các bậc cha mẹ thực sự hoang mang. Những ai đã từng làm cha làm mẹ mới cảm nhận được giây phút ngọt ngào khi bé cất tiếng khóc chào đời và mới có thể thấu hiểu được nỗi đau đớn tột cùng khi phải tận mắt chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của “thiên thần” bé nhỏ một cách đột ngột vì những lý do không đáng có và tệ hại hơn do sự tắc trách của ngành y tế.
Mặc dù hai trong bốn ca tử vong mới đây đã nhanh chóng được kết luận khỏi nguyên nhân do vacxin: bé gái tử vong ở Sơn La là do viêm phổi; bé tử vong ở TP.Hồ Chí Minh là do nhồi máu cơ tim cấp, do thuyên tắc động mạch vành trái. Tuy nhiên, ngành y tế từ lâu đã có quy định 15 điểm để đảm bảo an tòan tiêm chủng, trong đó điểm số 1 là phải khám phân loại trước khi tiêm và phải hoãn tiêm cho những trẻ đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính, có những dấu hiệu bất thường…Trẻ bị bệnh, có những dấu hiệu bệnh lý trước đó mà vẫn tiêm chủng dẫn đến tử vong, trách nhiệm của nhân viên y tế ở đâu?
Sau những tai biến thương tâm của các cháu, Bộ Y tế ngay lập tức “đá quả bóng” cho các nhà cung cấp vacxin: “Vacxin của hãng LG vào VN là do UNICEF và GAVI mua của LG rồi viện trợ cho VN”. Trong khi đại diện của UNICEF thì cho rằng: “Phía VN phải chịu hoàn tòan trách nhiệm trong việc kiểm sóat chất lượng và cho phép vacxin nhập vào VN”. Trước áp lực của dư luận, mới đây Bộ Y tế phải yêu cầu WHO tiến hành thanh tra về “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) của LG tại Hàn Quốc. Bởi vì, “năng lực” kiểm định vacxin của VN tới thời điểm này chỉ là lấy mẫu xác suất từng lô đem tiêm cho chuột. Nếu thấy chuột vẫn bình thường, khỏe mạnh sau khi tiêm là vacxin đạt độ an toàn!
Chưa kể, sự can thiệp của ngành y tế khi có tai biến chậm chạp tới mức khó hiểu. Sau cái chết của hai trẻ ở Hà Tĩnh ngày 23-4-2007 và tiếp theo mấy ca nghi ngờ do vacxin nữa, mãi đến ngày 9-5-2007 Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh mới có công văn gởi tới các cơ sở y tế trực thuộc yêu cầu tạm ngừng vacxin viêm gan siêu vi B do LG sản xuất. Thế nhưng, tới ngày 16-5-2007, Khoa phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược cách Sở Y tế có vài cây số mới nhận được công văn này. Ở các tuyến xa hơn, có lẽ thông tin “hỏa tốc” còn tới muộn hơn nhiều!
Sự tắc trách của ngành y tế đôi khi khiến người dân phải tự hỏi các chương trình, các họat động tác nghiệp của ngành có thực sự hướng tới lợi ích vì cộng đồng hay không? Không chỉ ví dụ về những trường hợp tai biến vacxin nói trên, chuyện giá thuốc leo thang liên tục hàng năm khiến ngành y tế “bó tay” còn nhân dân “trắng tay” mỗi khi bị đau bệnh đã là vấn đề nghiêm trọng. Từ đầu năm 2007 tới nay ít nhất đã có ba lần giá thuốc leo thang ngang nhiên bất chấp những “điệp khúc” rất quyết liệt về sự tăng cường quản lý giá thuốc của Bộ Y tế. Khi căn bệnh “viêm màng túi” của bệnh nhân ngày càng nặng, người ta buộc phải tự hỏi sự “bất lực” trong quản lý giá thuốc phải chăng là căn bệnh “vô phương cứu chữa” của ngành Y tế Việt Nam? Đã gần hai năm sau khi Luật Dược được ban hành các ngành chức năng vẫn chưa cho ra được các thông tư mới để hướng dẫn thi hành việc quản lý giá thuốc. Do “bất lực” hay do những động cơ, lợi ích cục bộ, cá nhân nào đó?
Chưa kể, ngành y tế nước nhà còn “phó mặc cho dân chúng” tự xử các vấn đề của cộng đồng khi làm ngơ trước các hiện tượng kiểu như “thần dược cứu nhân vật”. Không thể thống kê hết có bao nhiêu nạn nhân “tiền mất tật mang” và mất cả tính mạng vì những lọai “thần dược” như vậy đang mặc sức tung hoành mà chẳng thấy ngành y tế có động tĩnh gì đáng kể. Việc vacxin nhập vào VN qua UNICEP đạt chuẩn GMP hay không Bộ Y tế còn chưa biết dẫn tới những tai biến thương tâm, các lọai “thần dược” mặc sức lan tràn khắp hang cùn ngõ hẹp, từ thành thị tới nông thôn không rõ thành phần, tác hại và được bán như kẹo bánh trong tiệm tạp hóa càng chứng tỏ sự tắc trách dẫn tới “bất lực” của ngành này.
Quản lý tắc trách như vậy, người bệnh càng nghèo thêm, nhiều gia đình phải gánh nặng nỗi đau vì những cái chết oan uống của người thân, xã hội bị thiệt hại vì những mất mát phi lý. Chỉ có lợi và thuận tiện cho một số người thiếu trách nhiệm và vô cảm trước số phận của đồng bào mình mà thôi!
Mặc dù hai trong bốn ca tử vong mới đây đã nhanh chóng được kết luận khỏi nguyên nhân do vacxin: bé gái tử vong ở Sơn La là do viêm phổi; bé tử vong ở TP.Hồ Chí Minh là do nhồi máu cơ tim cấp, do thuyên tắc động mạch vành trái. Tuy nhiên, ngành y tế từ lâu đã có quy định 15 điểm để đảm bảo an tòan tiêm chủng, trong đó điểm số 1 là phải khám phân loại trước khi tiêm và phải hoãn tiêm cho những trẻ đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính, có những dấu hiệu bất thường…Trẻ bị bệnh, có những dấu hiệu bệnh lý trước đó mà vẫn tiêm chủng dẫn đến tử vong, trách nhiệm của nhân viên y tế ở đâu?
Sau những tai biến thương tâm của các cháu, Bộ Y tế ngay lập tức “đá quả bóng” cho các nhà cung cấp vacxin: “Vacxin của hãng LG vào VN là do UNICEF và GAVI mua của LG rồi viện trợ cho VN”. Trong khi đại diện của UNICEF thì cho rằng: “Phía VN phải chịu hoàn tòan trách nhiệm trong việc kiểm sóat chất lượng và cho phép vacxin nhập vào VN”. Trước áp lực của dư luận, mới đây Bộ Y tế phải yêu cầu WHO tiến hành thanh tra về “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) của LG tại Hàn Quốc. Bởi vì, “năng lực” kiểm định vacxin của VN tới thời điểm này chỉ là lấy mẫu xác suất từng lô đem tiêm cho chuột. Nếu thấy chuột vẫn bình thường, khỏe mạnh sau khi tiêm là vacxin đạt độ an toàn!
Chưa kể, sự can thiệp của ngành y tế khi có tai biến chậm chạp tới mức khó hiểu. Sau cái chết của hai trẻ ở Hà Tĩnh ngày 23-4-2007 và tiếp theo mấy ca nghi ngờ do vacxin nữa, mãi đến ngày 9-5-2007 Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh mới có công văn gởi tới các cơ sở y tế trực thuộc yêu cầu tạm ngừng vacxin viêm gan siêu vi B do LG sản xuất. Thế nhưng, tới ngày 16-5-2007, Khoa phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược cách Sở Y tế có vài cây số mới nhận được công văn này. Ở các tuyến xa hơn, có lẽ thông tin “hỏa tốc” còn tới muộn hơn nhiều!
Sự tắc trách của ngành y tế đôi khi khiến người dân phải tự hỏi các chương trình, các họat động tác nghiệp của ngành có thực sự hướng tới lợi ích vì cộng đồng hay không? Không chỉ ví dụ về những trường hợp tai biến vacxin nói trên, chuyện giá thuốc leo thang liên tục hàng năm khiến ngành y tế “bó tay” còn nhân dân “trắng tay” mỗi khi bị đau bệnh đã là vấn đề nghiêm trọng. Từ đầu năm 2007 tới nay ít nhất đã có ba lần giá thuốc leo thang ngang nhiên bất chấp những “điệp khúc” rất quyết liệt về sự tăng cường quản lý giá thuốc của Bộ Y tế. Khi căn bệnh “viêm màng túi” của bệnh nhân ngày càng nặng, người ta buộc phải tự hỏi sự “bất lực” trong quản lý giá thuốc phải chăng là căn bệnh “vô phương cứu chữa” của ngành Y tế Việt Nam? Đã gần hai năm sau khi Luật Dược được ban hành các ngành chức năng vẫn chưa cho ra được các thông tư mới để hướng dẫn thi hành việc quản lý giá thuốc. Do “bất lực” hay do những động cơ, lợi ích cục bộ, cá nhân nào đó?
Chưa kể, ngành y tế nước nhà còn “phó mặc cho dân chúng” tự xử các vấn đề của cộng đồng khi làm ngơ trước các hiện tượng kiểu như “thần dược cứu nhân vật”. Không thể thống kê hết có bao nhiêu nạn nhân “tiền mất tật mang” và mất cả tính mạng vì những lọai “thần dược” như vậy đang mặc sức tung hoành mà chẳng thấy ngành y tế có động tĩnh gì đáng kể. Việc vacxin nhập vào VN qua UNICEP đạt chuẩn GMP hay không Bộ Y tế còn chưa biết dẫn tới những tai biến thương tâm, các lọai “thần dược” mặc sức lan tràn khắp hang cùn ngõ hẹp, từ thành thị tới nông thôn không rõ thành phần, tác hại và được bán như kẹo bánh trong tiệm tạp hóa càng chứng tỏ sự tắc trách dẫn tới “bất lực” của ngành này.
Quản lý tắc trách như vậy, người bệnh càng nghèo thêm, nhiều gia đình phải gánh nặng nỗi đau vì những cái chết oan uống của người thân, xã hội bị thiệt hại vì những mất mát phi lý. Chỉ có lợi và thuận tiện cho một số người thiếu trách nhiệm và vô cảm trước số phận của đồng bào mình mà thôi!
25-5-2007
No comments:
Post a Comment