Hôm qua (20/5/2007) cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII. “Ngày hội của tòan dân” cùng nhau lựa chọn những người xứng đáng làm đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước lại trùng hợp với thời điểm phát động phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sự trùng hợp nhắc ta nhớ lại tư tưởng của Người về việc tìm kiếm người tài đức ra giúp nước cách nay hơn 60 năm.
Với đầu đề “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”.
Ngày nay nước ta có trên 85 triệu người, người tài đức chắc càng không thể thiếu. Vậy mà, đi đâu cũng nghe than phiền thiếu thốn nguồn nhân lực, thiếu những người biết làm việc mỗi khi phải đổ trách nhiệm cho một sự thất bại nào đó. Chẳng hạn như việc ngành tòa án phải “vơ vét” tới anh lái xe, chị đánh máy trong ngành để đào tạo thành thẩm phán khiến cho không ít phiên tòa kém chất lượng thậm chí vi phạm luật dẫn tới oan sai vẫn còn tiếp tục diễn ra cho tới tận hôm nay. Trong khi mỗi năm có hàng ngàn sinh viên luật ra trường được đào tạo bài bản nhưng hầu như có rất ít cơ hội để “người ngọai đạo” tham gia vào ngành “cầm cân nảy mực” công lý này.
Cách tìm kiếm, lựa chọn cán bộ như vậy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc từ hơn nửa thế kỷ trước và cho rằng đây là những chứng bệnh: “Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho là họ chắc chắn hơn là người ngòai. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình. Vì những bệnh đó, kết quả là những người kia làm bậy mình cũng bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”.
Để có thể huy động được người tài đức tham gia việc nước trong những hòan cảnh éo le nhất của lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh dùng người của mình để thực hiện vai trò đại đoàn kết dân tộc vì độc lập tự do của đất nước. Người tuyên bố tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I ngày 31/10/1946: “Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài. Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ tòan dân đòan kết và tập hợp nhân tài không đảng phái. Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam. Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”.
Tinh thần dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc tìm kiếm, tập hợp và sử dụng nhân tài cộng với lời cam kết Chính phủ liêm khiết đã biến thành những chủ trương đúng đắn, những động thái thích hợp thu phục được lòng dân giữa lúc tình hình nước đất nước đang rối ren trước nhiều âm mưu chia cắt của ngọai bang. Thực tế lịch sử cho thấy, Chính phủ không đảng phái, liêm khiết, biết làm việc, gan góc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu năm 1946 đã đặt nền móng cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Âm vang về những tư tưởng và hành động phù hợp lòng dân của những ngày tháng hào hùng đó còn vọng mãi tới hôm nay.
Chưa bao giờ nước ta lại có một cơ hội lớn để có thể vươn vai bước vào cuộc đua tòan cầu một cách thuận lợi như hiện nay. Nếu tình trạng “nhân tài” vẫn tiếp tục “như lá mùa thu” do di chứng dùng người từ những “căn bệnh” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán nghiêm khắc từ hơn nửa thế kỷ trước vẫn còn thì không chỉ ngành tòa án mà là cả đất nước ta sẽ khó thể có hy vọng đuổi kịp các nước trong khu vực chứ đừng nói chuyện “sánh vai các cường quốc năm châu”!
Với đầu đề “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”.
Ngày nay nước ta có trên 85 triệu người, người tài đức chắc càng không thể thiếu. Vậy mà, đi đâu cũng nghe than phiền thiếu thốn nguồn nhân lực, thiếu những người biết làm việc mỗi khi phải đổ trách nhiệm cho một sự thất bại nào đó. Chẳng hạn như việc ngành tòa án phải “vơ vét” tới anh lái xe, chị đánh máy trong ngành để đào tạo thành thẩm phán khiến cho không ít phiên tòa kém chất lượng thậm chí vi phạm luật dẫn tới oan sai vẫn còn tiếp tục diễn ra cho tới tận hôm nay. Trong khi mỗi năm có hàng ngàn sinh viên luật ra trường được đào tạo bài bản nhưng hầu như có rất ít cơ hội để “người ngọai đạo” tham gia vào ngành “cầm cân nảy mực” công lý này.
Cách tìm kiếm, lựa chọn cán bộ như vậy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc từ hơn nửa thế kỷ trước và cho rằng đây là những chứng bệnh: “Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho là họ chắc chắn hơn là người ngòai. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình. Vì những bệnh đó, kết quả là những người kia làm bậy mình cũng bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”.
Để có thể huy động được người tài đức tham gia việc nước trong những hòan cảnh éo le nhất của lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh dùng người của mình để thực hiện vai trò đại đoàn kết dân tộc vì độc lập tự do của đất nước. Người tuyên bố tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I ngày 31/10/1946: “Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài. Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ tòan dân đòan kết và tập hợp nhân tài không đảng phái. Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới: Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam. Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”.
Tinh thần dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc tìm kiếm, tập hợp và sử dụng nhân tài cộng với lời cam kết Chính phủ liêm khiết đã biến thành những chủ trương đúng đắn, những động thái thích hợp thu phục được lòng dân giữa lúc tình hình nước đất nước đang rối ren trước nhiều âm mưu chia cắt của ngọai bang. Thực tế lịch sử cho thấy, Chính phủ không đảng phái, liêm khiết, biết làm việc, gan góc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu năm 1946 đã đặt nền móng cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Âm vang về những tư tưởng và hành động phù hợp lòng dân của những ngày tháng hào hùng đó còn vọng mãi tới hôm nay.
Chưa bao giờ nước ta lại có một cơ hội lớn để có thể vươn vai bước vào cuộc đua tòan cầu một cách thuận lợi như hiện nay. Nếu tình trạng “nhân tài” vẫn tiếp tục “như lá mùa thu” do di chứng dùng người từ những “căn bệnh” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán nghiêm khắc từ hơn nửa thế kỷ trước vẫn còn thì không chỉ ngành tòa án mà là cả đất nước ta sẽ khó thể có hy vọng đuổi kịp các nước trong khu vực chứ đừng nói chuyện “sánh vai các cường quốc năm châu”!
21-5-2007
No comments:
Post a Comment