Mỗi năm tới ngày kỷ niệm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6) tôi lại nhớ những năm tháng chập chững bước vào nghề. Nhớ người thầy đã dìu dắt tôi những bước đi đầu tiên và quan trọng hơn là đã truyền lại cho tôi ngọn lửa của lòng đam mê nghề nghiệp cùng sự tỉnh thức của lương tri. Đó là một nhà báo cách mạng lão thành, xuất thân từ một phóng viên kỳ cựu của báo Cứu Quốc, một biên tập viên của Đài phát thanh Giải Phóng, tiếng nói của Mặt trận Việt Minh và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Vợ và một người con trai của ông đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất chiến trường Đông Nam bộ trong cuộc chiến chống Mỹ.
Giờ đây sau rất nhiều năm theo đuổi nghề báo, trải qua nhiều vị trí công tác cũng như nhiều lọai hình, nhiều cơ quan báo chí khác nhau tôi mới nhận ra mình thật may mắn vì đã có những bước đi ban đầu thật vững chắc dưới sự dẫn dắt của một người thầy giàu kinh nghiệm và giàu lòng nhân ái. Có thể trong cách nhìn của nhiều người khác, ông là một nhà báo hết sức bình thường. Nhưng sự có mặt của ông trong cuộc đời làm báo của tôi là một bước ngoặt định hình nên con đường mà tôi đã lựa chọn cho nghề nghiệp của mình.
Bằng những bài viết ngắn gọn, những ứng xử hết sức giản dị trong tác nghiệp và trong đời sống ông đã giúp chúng tôi – những sinh viên mới ra trường, nhận thức được phẩm chất quan trọng nhất của một người làm báo. Ở mọi thời đại, người làm báo nào cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và kỹ năng tác nghiệp phù hợp với trình độ phát triển của các loại hình báo chí khác nhau. Tuy nhiên, theo ông, thời đại nào cũng vậy, người làm báo chân chính ít nhất phải tự trang bị cho mình ba điều cơ bản. Đó là: “trái tim nóng, cái đầu lạnh và hai bàn tay sạch”.
“Một trái tim nóng” để luôn bắt nhịp được với thời cuộc. Biết vui với những thành tựu của đất nước, với niềm hạnh phúc của nhân dân. Phẫn nộ với những thói hư tật xấu, những tồn tại bất công xã hội. Thông cảm với những nỗi đau và bất hạnh của đồng loại. “Một trái tim nóng” để không tự biến mình thành “vô cảm”, hay “vô trách nhiệm” với xã hội trong khi thực hành công việc đầy áp lực và đầy cám dỗ của một nhà báo.
“Một cái đầu lạnh” để tỉnh táo thẩm định thông tin, phản biện và tự phản biện. Để biết phải, biết trái và trên hết là biết lắng nghe tiếng nói của lương tri. Trung thực và luôn tỉnh táo là một trong những phẩm chất rất quan trọng của người viết báo. Bình tĩnh khi tư duy trên một nền kiến thức cơ bản vững chắc cùng với ý thức phản biện với cả chính mình sẽ giúp nhà báo phân tích, xử lý thông tin chuẩn mực. Giúp nhà báo không đi quá trớn vì sự ngộ nhận của cảm xúc hay sự phiến diện của nhận thức. Cũng không rụt rè, không sợ hãi vì biết mình đang vững vàng trên hành lang an toàn của pháp luật và của lương tri. “Một cái đầu lạnh” để thể hiện trách nhiệm công dân của người cầm bút một cách đúng mực và thuyết phục, để không tự biến mình thành một kẻ “vô chính phủ”.
Nhưng những điều diễn ra bên trong “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh” thường không dễ gì công chúng biết được. Nó phải được cụ thể bằng hành động và những hành động đó phải được thực hiện bởi “hai bàn tay sạch” thì mới thực sự có ý nghĩa với cộng đồng. “Hai bàn tay sạch” vừa là Nhân vừa là Quả từ sự thực hành đúng đắn của “trái tim” và “cái đầu”. Nó giúp cho nhà báo biết cách đưa “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh” của mình tới đúng lúc đúng nơi cần sự có mặt của công luận mà không sợ bị “nhầm đường, lạc lối”. Đồng thời nó giúp cho người cầm bút cảm nhận nhạy bén tính bức xúc của thời sự, nhận thức đúng mức giá trị của sự kiện và biết cách truyền thông sao cho hiệu quả để cuối cùng mang lại lợi ích cho sự phát triển của toàn xã hội. “Hai bàn tay sạch” xét cho cùng, chính là cơ chế tự miễn dịch với cái ác giúp người cầm bút tự kiểm soát, giám sát chất lượng các họat động nghề nghiệp của mình theo hướng thiện để trở thành một cây bút được sự tín nhiệm của xã hội.
Có người nói nghề báo cũng giống như người chép sử của thời đại. Phải hết sức trung thực và đôi khi có thể hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ sự thật, để đem sự thật phơi bày ra ánh sáng ở những nơi nó còn bị che giấu vì những mục tiêu thấp hèn. Nghĩ cũng không phải là quá đáng, khi hàng năm tổ chức nhà báo thế giới đều đặn công bố những con số thống kê về các nhà báo bị giết chết, bị bắt cóc, bị hành hung, bị đe dọa bằng đủ mọi cách trong khi họ đang tác nghiệp, đang khai thác thông tin từ các cuộc chiến hay từ những tập đoàn tội ác…Họ không có bất cứ một thứ vũ khí nào để tự vệ ngoài ngòi bút và niềm khát khao tìm kiếm sự thật. Thế nhưng, họ luôn luôn có một chỗ dựa thật vững chắc để hết thế hệ này lại tới thế hệ khác dũng cảm dấn thân trên con đường phụng sự lẽ phải. Chỗ dựa đó chính là nhân dân. Nhân dân luôn nhận ra đâu là người chép sử của mình và luôn là người biết nâng niu, trân trọng, bảo tồn những bằng chứng lịch sử một cách đáng tin cậy nhất.
Giờ đây sau rất nhiều năm theo đuổi nghề báo, trải qua nhiều vị trí công tác cũng như nhiều lọai hình, nhiều cơ quan báo chí khác nhau tôi mới nhận ra mình thật may mắn vì đã có những bước đi ban đầu thật vững chắc dưới sự dẫn dắt của một người thầy giàu kinh nghiệm và giàu lòng nhân ái. Có thể trong cách nhìn của nhiều người khác, ông là một nhà báo hết sức bình thường. Nhưng sự có mặt của ông trong cuộc đời làm báo của tôi là một bước ngoặt định hình nên con đường mà tôi đã lựa chọn cho nghề nghiệp của mình.
Bằng những bài viết ngắn gọn, những ứng xử hết sức giản dị trong tác nghiệp và trong đời sống ông đã giúp chúng tôi – những sinh viên mới ra trường, nhận thức được phẩm chất quan trọng nhất của một người làm báo. Ở mọi thời đại, người làm báo nào cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và kỹ năng tác nghiệp phù hợp với trình độ phát triển của các loại hình báo chí khác nhau. Tuy nhiên, theo ông, thời đại nào cũng vậy, người làm báo chân chính ít nhất phải tự trang bị cho mình ba điều cơ bản. Đó là: “trái tim nóng, cái đầu lạnh và hai bàn tay sạch”.
“Một trái tim nóng” để luôn bắt nhịp được với thời cuộc. Biết vui với những thành tựu của đất nước, với niềm hạnh phúc của nhân dân. Phẫn nộ với những thói hư tật xấu, những tồn tại bất công xã hội. Thông cảm với những nỗi đau và bất hạnh của đồng loại. “Một trái tim nóng” để không tự biến mình thành “vô cảm”, hay “vô trách nhiệm” với xã hội trong khi thực hành công việc đầy áp lực và đầy cám dỗ của một nhà báo.
“Một cái đầu lạnh” để tỉnh táo thẩm định thông tin, phản biện và tự phản biện. Để biết phải, biết trái và trên hết là biết lắng nghe tiếng nói của lương tri. Trung thực và luôn tỉnh táo là một trong những phẩm chất rất quan trọng của người viết báo. Bình tĩnh khi tư duy trên một nền kiến thức cơ bản vững chắc cùng với ý thức phản biện với cả chính mình sẽ giúp nhà báo phân tích, xử lý thông tin chuẩn mực. Giúp nhà báo không đi quá trớn vì sự ngộ nhận của cảm xúc hay sự phiến diện của nhận thức. Cũng không rụt rè, không sợ hãi vì biết mình đang vững vàng trên hành lang an toàn của pháp luật và của lương tri. “Một cái đầu lạnh” để thể hiện trách nhiệm công dân của người cầm bút một cách đúng mực và thuyết phục, để không tự biến mình thành một kẻ “vô chính phủ”.
Nhưng những điều diễn ra bên trong “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh” thường không dễ gì công chúng biết được. Nó phải được cụ thể bằng hành động và những hành động đó phải được thực hiện bởi “hai bàn tay sạch” thì mới thực sự có ý nghĩa với cộng đồng. “Hai bàn tay sạch” vừa là Nhân vừa là Quả từ sự thực hành đúng đắn của “trái tim” và “cái đầu”. Nó giúp cho nhà báo biết cách đưa “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh” của mình tới đúng lúc đúng nơi cần sự có mặt của công luận mà không sợ bị “nhầm đường, lạc lối”. Đồng thời nó giúp cho người cầm bút cảm nhận nhạy bén tính bức xúc của thời sự, nhận thức đúng mức giá trị của sự kiện và biết cách truyền thông sao cho hiệu quả để cuối cùng mang lại lợi ích cho sự phát triển của toàn xã hội. “Hai bàn tay sạch” xét cho cùng, chính là cơ chế tự miễn dịch với cái ác giúp người cầm bút tự kiểm soát, giám sát chất lượng các họat động nghề nghiệp của mình theo hướng thiện để trở thành một cây bút được sự tín nhiệm của xã hội.
Có người nói nghề báo cũng giống như người chép sử của thời đại. Phải hết sức trung thực và đôi khi có thể hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ sự thật, để đem sự thật phơi bày ra ánh sáng ở những nơi nó còn bị che giấu vì những mục tiêu thấp hèn. Nghĩ cũng không phải là quá đáng, khi hàng năm tổ chức nhà báo thế giới đều đặn công bố những con số thống kê về các nhà báo bị giết chết, bị bắt cóc, bị hành hung, bị đe dọa bằng đủ mọi cách trong khi họ đang tác nghiệp, đang khai thác thông tin từ các cuộc chiến hay từ những tập đoàn tội ác…Họ không có bất cứ một thứ vũ khí nào để tự vệ ngoài ngòi bút và niềm khát khao tìm kiếm sự thật. Thế nhưng, họ luôn luôn có một chỗ dựa thật vững chắc để hết thế hệ này lại tới thế hệ khác dũng cảm dấn thân trên con đường phụng sự lẽ phải. Chỗ dựa đó chính là nhân dân. Nhân dân luôn nhận ra đâu là người chép sử của mình và luôn là người biết nâng niu, trân trọng, bảo tồn những bằng chứng lịch sử một cách đáng tin cậy nhất.
No comments:
Post a Comment