Giải phóng và phát huy nguồn lực xã hội là một trong những bài học quan trọng của công cuộc đổi mới. Từ việc “cởi trói” sự kiểm sóat quá trình sản xuất, “tháo gỡ” các cơ chế quản lý lạc hậu, giao quyền chủ động cho cơ sở, cho người sản xuất, chúng ta đã tạo ra được một bước nhảy vọt trong việc gia tăng sản lượng hàng hóa, đưa đất nước thóat ra khỏi tình trạng đói nghèo triền miên.
Tự do hóa việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân, “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư nước ngòai, khuyến khích chuyển dịch công nghệ và tư liệu sản xuất, chúng ta đã tạo nên sự bùng nổ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân và thu hút được hầu hết các “đại gia” hàng đầu trên thế giới tới làm ăn với Việt Nam.
“Cởi trói, tháo gỡ, giao quyền chủ động” cho người lao động, cho nhà quản lý sản xuất kinh doanh thực tế là những diễn biến cụ thể của qúa trình dân chủ hóa, tuy còn rất đơn giản và rất thận trọng. Tuy nhiên, những bước rất sơ khai của quá trình dân chủ hóa đã thực sự mang lại cho Việt Nam ngày nay một diện mạo mới. Giờ đây, mọi người đều tin tưởng và nhận thấy rất rõ rằng dân chủ hóa thực sự là yếu tố nền tảng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Việt Nam trong cuộc chơi tòan cầu.
Dân chủ hóa trước hết sẽ giúp cho đất nước ta thóat khỏi tình trạng khan hiếm hiền tài, tạo ra động lực mạnh mẽ giúp mọi người dân, mọi thành phần xã hội có thể chen vai sát cánh với một ý thức công dân sâu sắc cùng nhau phấn đấu vì một tương lai tươi đẹp cho mỗi người và cho cả dân tộc. Dân chủ hóa cũng chính là bệ phóng, là môi trường tốt nhất cho những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm táo bạo để mang lại những đột phát mạnh mẽ cho quá trình phát triển.
Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, quá trình đánh giá và tuyển chọn cán bộ, tìm kiếm hiền tài ra giúp nước vẫn còn rất nhiều bất cập, nặng tính chủ quan, cục bộ và hình thức. Tài năng và phẩm chất chưa trở thành tiêu chuẩn tối thượng trong việc tuyển dụng, đánh giá và đề bạt cán bộ. Hậu quả là, đã có không ít cán bộ do “ngồi nhầm chỗ” nên thiếu năng lực, thiếu phẩm chất chẳng những không hòan thành nhiệm vụ mà còn sinh ra hư hỏng, tham ô, lãng phí, ăn chơi và sa sút về nhân cách. Những ông “quan” đó lại trở thành tấm gương xấu cho xã hội, khiến cho những giềng mối đạo đức xã hội cũng như nề nếp gia phong bị coi thường. Nhiều người không còn cảm thấy xấu hổ khi phải “chạy chọt”, “lách” luật, “lậu” thuế, làm hàng gian hàng giả, gian lận thương mại.
Cũng cần phải ghi nhận rằng những năm gần đây, giới chức chính quyền cũng đã tỏ ra có nhiều cố gắng trong việc thay đổi cơ chế tuyển dụng nhân tài vào làm việc trong bộ máy Nhà nước. Năm 2004, Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án thi tuyển chức danh trưởng – phó phòng tại một số sở - ngành – quận – huyện. Việc làm này đã một thời xôn xao dư luận và được nhiều người đồng tình với hy vọng thành phố sẽ là đầu tàu đột phá trong việc thay đổi tư duy về công tác tổ chức vốn trì trệ từ rất nhiều năm qua. Thế nhưng, cho đến nay đề án này vẫn chưa được Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thông qua. Những người có trách nhiệm trong việc này khi giải thích với dư luận càng chứng tỏ một thói quen suy nghĩ đã hằn sâu khó thay đổi được trong quan niệm về tuyển dụng, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ. Họ quên mất rằng, muốn công tác tổ chức, tìm kiếm và sự dụng hiền tài ngày nay có hiệu quả, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhất thiết phải được xây dựng trên nền tảng dân chủ chứ không thể xuất phát từ cảm tính của một vài người. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời trực tuyến với dân cũng đã khẳng định điều này. Ông không lo rắng Việt Nam thiếu người tài, nhưng muốn có được ngày càng nhiều người tài ra giúp nước, làm việc cho dân thì phải hết sức dân chủ trong công tác tổ chức nhân sự.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã phê duyệt một đề án thí điểm tổ chức thi tuyển một số chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương. Tạo ra một “sân chơi” cạnh tranh sòng phẳng trong việc tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho bộ máy Nhà nước để có thể lựa chọn những người xứng đáng để giữ các trọng trách là một động thái tiến bộ của những người đứng đầu Chính phủ. Điều đó càng cho thấy vai trò cấp thiết của dân chủ hóa trong đổi mới công tác cán bộ hiện nay để có thể có được một đội ngũ công bộc đủ tài, đủ đức làm việc cho dân.
Tự do hóa việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân, “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư nước ngòai, khuyến khích chuyển dịch công nghệ và tư liệu sản xuất, chúng ta đã tạo nên sự bùng nổ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân và thu hút được hầu hết các “đại gia” hàng đầu trên thế giới tới làm ăn với Việt Nam.
“Cởi trói, tháo gỡ, giao quyền chủ động” cho người lao động, cho nhà quản lý sản xuất kinh doanh thực tế là những diễn biến cụ thể của qúa trình dân chủ hóa, tuy còn rất đơn giản và rất thận trọng. Tuy nhiên, những bước rất sơ khai của quá trình dân chủ hóa đã thực sự mang lại cho Việt Nam ngày nay một diện mạo mới. Giờ đây, mọi người đều tin tưởng và nhận thấy rất rõ rằng dân chủ hóa thực sự là yếu tố nền tảng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Việt Nam trong cuộc chơi tòan cầu.
Dân chủ hóa trước hết sẽ giúp cho đất nước ta thóat khỏi tình trạng khan hiếm hiền tài, tạo ra động lực mạnh mẽ giúp mọi người dân, mọi thành phần xã hội có thể chen vai sát cánh với một ý thức công dân sâu sắc cùng nhau phấn đấu vì một tương lai tươi đẹp cho mỗi người và cho cả dân tộc. Dân chủ hóa cũng chính là bệ phóng, là môi trường tốt nhất cho những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm táo bạo để mang lại những đột phát mạnh mẽ cho quá trình phát triển.
Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, quá trình đánh giá và tuyển chọn cán bộ, tìm kiếm hiền tài ra giúp nước vẫn còn rất nhiều bất cập, nặng tính chủ quan, cục bộ và hình thức. Tài năng và phẩm chất chưa trở thành tiêu chuẩn tối thượng trong việc tuyển dụng, đánh giá và đề bạt cán bộ. Hậu quả là, đã có không ít cán bộ do “ngồi nhầm chỗ” nên thiếu năng lực, thiếu phẩm chất chẳng những không hòan thành nhiệm vụ mà còn sinh ra hư hỏng, tham ô, lãng phí, ăn chơi và sa sút về nhân cách. Những ông “quan” đó lại trở thành tấm gương xấu cho xã hội, khiến cho những giềng mối đạo đức xã hội cũng như nề nếp gia phong bị coi thường. Nhiều người không còn cảm thấy xấu hổ khi phải “chạy chọt”, “lách” luật, “lậu” thuế, làm hàng gian hàng giả, gian lận thương mại.
Cũng cần phải ghi nhận rằng những năm gần đây, giới chức chính quyền cũng đã tỏ ra có nhiều cố gắng trong việc thay đổi cơ chế tuyển dụng nhân tài vào làm việc trong bộ máy Nhà nước. Năm 2004, Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án thi tuyển chức danh trưởng – phó phòng tại một số sở - ngành – quận – huyện. Việc làm này đã một thời xôn xao dư luận và được nhiều người đồng tình với hy vọng thành phố sẽ là đầu tàu đột phá trong việc thay đổi tư duy về công tác tổ chức vốn trì trệ từ rất nhiều năm qua. Thế nhưng, cho đến nay đề án này vẫn chưa được Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thông qua. Những người có trách nhiệm trong việc này khi giải thích với dư luận càng chứng tỏ một thói quen suy nghĩ đã hằn sâu khó thay đổi được trong quan niệm về tuyển dụng, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ. Họ quên mất rằng, muốn công tác tổ chức, tìm kiếm và sự dụng hiền tài ngày nay có hiệu quả, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhất thiết phải được xây dựng trên nền tảng dân chủ chứ không thể xuất phát từ cảm tính của một vài người. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời trực tuyến với dân cũng đã khẳng định điều này. Ông không lo rắng Việt Nam thiếu người tài, nhưng muốn có được ngày càng nhiều người tài ra giúp nước, làm việc cho dân thì phải hết sức dân chủ trong công tác tổ chức nhân sự.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã phê duyệt một đề án thí điểm tổ chức thi tuyển một số chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương. Tạo ra một “sân chơi” cạnh tranh sòng phẳng trong việc tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho bộ máy Nhà nước để có thể lựa chọn những người xứng đáng để giữ các trọng trách là một động thái tiến bộ của những người đứng đầu Chính phủ. Điều đó càng cho thấy vai trò cấp thiết của dân chủ hóa trong đổi mới công tác cán bộ hiện nay để có thể có được một đội ngũ công bộc đủ tài, đủ đức làm việc cho dân.
07-5-2007
No comments:
Post a Comment